Thursday, October 20, 2011

GIÀU NGHÈO: TƯ BẢN VÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ngày 20.10.2011
HS: Không ai phủ nhận là chủ nghĩa tư bản dù vẫn có những khuyết điểm nhưng vẫn mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại hơn là chủ nghĩa xã hội. Lấy thí dụ như chế độ cộng sản VN đã cầm quyền suốt 66 năm qua là đủ chứng minh cho điều đó. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Ngô Quốc Sĩ, qua sự trình bày của Song Thập.
Một hiện tượng khá lý thú là tại nhiều tiểu bang nước Mỹ đang diễn ra những cuộc "tọa kháng" chống nhà giàu, được đặt tên là "Occupy Wall Street". Người ta gọi những người tọa kháng đó là theo khuynh hướng "xã hội chủ nghĩa", vẫn được đồng hóa với cộng sản. Hiện tượng tọa kháng gọi là "xã hội chủ nghĩa" đó tại một nước tư bản hàng đầu như nước Mỹ, làm nhiều người nhạc nhiên thắc mắc và không khỏi liên tưởng đến "Xã hội Chủ nghĩa" tại Việt Nam và những nước cộng sản còn lại. Câu hỏi căn bản là "đâu là thực chất của Xã hội Chủ nghĩa", và tại sao tại một nước tư bản phồn thịnh như Hoa Kỳ lại nảy nở khuynh hướng xã hội chủ nghĩa?

Hẳn nhiên, Tư bản và Xã hội Chủ nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau về cấu trúc kinh tế cũng như xã hội và chính trị. Tư bản đặt căn bản trên quyền lợi và giá trị cá nhân, tôn trọng tối đa quyền tư hữu, cổ võ cạnh tranh và sản xuất cũng như tiêu thụ. Trên căn bản cá nhân đó, xã hội cũng xuất hiện các nghiệp đoàn, nhưng nghiệp đoàn cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ quyền lợi cá nhân mà thôi.
Hậu quả là có một khoảng cách thật xa giữa một thiểu số cá nhân giàu có, bên cạnh một đa số có cuộc sống trung bình hay nghèo túng. Thiểu số giàu có đó thường gồm các chủ công ty, các đại điền chủ hay các ngân hàng. Chẳng hạn tại Mỹ, con số các nhà "đại phú" chỉ chiếm 1% dân số, nhưng tài sản và lợi tức của nhóm thiểu số này lại chiếm phần lớn tài sản và lợi tức quốc gia, làm cho nền kinh tế bị lệ thuộc rất nhiều vào nhóm thiểu số giàu có này. Người bênh vực thì cho rằng, nhờ những người giàu có này mà người nghèo mới có công ăn việc làm, mới có cuộc sống sung túc và nền kinh tế quốc gia mới bền vững. Người chống đối, tiêu biểu như những người tọa kháng hôm nay, lại quy tội cho thiểu số tư bản giàu có là đã thao túng thị trường, lũng đoạn kinh tế và nhất là kỳ thị dân nghèo khố rách áo ôm.
Nói về lý trí qủa là khó mà xác định ai đúng ai sai, nhưng dựa vào kinh nghiệm lịch sử thì người ta có thể dễ dàng nhận ra khuynh hướng nào thành công, khuynh hướng nào thất bại.
Này nhé, hãy nhìn vào những nước tư bản như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nuớc Âu Châu, sự thành công vượt mức về kinh tế và cấu trúc xã hội nhân bản đã làm cho bộ mắt thế giới tiến bộ và hạnh phúc hơn, trong đó tài năng được phát triển và con người được thăng tiến. Ngay cà các nước Bắc Âu, nền kinh tế không thuần túy tư bản, nhưng cũng không phải là xã hội chủ nghĩa như tại các nước cộng sản trước kia và hôm nay.
Nhìn vào nền kinh tế và cấu trúc xã hội trong cái gọi là "xã hội chủ nghĩa", người ta cảm thấy hỡi ôi cho những thất bại thê thảm, từ các nước Đông Âu và Liên Sô trước kia, cũng như vài nưóc cộng sản còn lại như Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Chỉ có Trung Quốc, nhờ chủ trương cởi mở kinh tế vượt ra ngoài khuôn khổ xã hội chủ nghĩa của Đặng Tiểu Bình, mới đạt được nhiều thắng lợi và nghiễm nhiên trở thành cường quốc kinh tế hôm nay.
Riêng Việt Nam, dù muốn bắt chước đàn anh Trung Quốc, tấp tểnh nền kinh tế thị trường, nhưng không dám mạnh dạn chặt đứt cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa", nên vẫn ì à ì ạch trong việc phát triển và chưa thoát đói nghèo. Nói là kinh tế phát triển 7-8 phần trăm, nhưng ngoại trừ một thiểu số được hưởng đặc quyền đặc lợi, còn đa số dân Việt vẫn kéo lê cuộc sống túng thiếu chật vật, bữa no bữa đói!
Cũng cần nói thêm rằng, tại Việt Nam, chính cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" đã là nguyên nhân làm băng hoại đất nước và đày đọa dân tộc. Thật vậy, một khi "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân làm chủ", thì đó chỉ là dân chủ bánh vẽ, và người dân chỉ còn là công cụ phục vụ Đảng và Nhà nước, chẳng còn lại gì cho chính mình, kể cà tài sản và thân tâm! Đó là chưa nói tới một sự thật đau đớn rằng, chính cái gọi là "Xã Hội Chủ Nghĩa" đã hủy diệt con người qua những mỹ từ bình đẳng giai cấp, những chiêu bài "nhà nước triệt tiêu, thế giới đại đồng". Thế nên cộng sản Viêt Nam đã phát động chiến dịch đấu tố "Cường Hào Ác Bá, Cải Cách Ruộng Đất", mục tiêu là để san bằng giàu nghèo nhưng thực chất chỉ là diệt chủng! Cho đến nay, dân Việt vẵn còn uất nghẹn với khẩu hiệu "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" và còn nghe văng vẳng bên tai những lời hô hào chém giết của văn nô Tố Hữu: "Giết giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ, cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong".
Thế đó! Nói là xóa đói giảm nghèo thì đói càng đói hơn và nghèo càng nghèo mạt. Còn nói là bình đẳng giai cấp thì hố giàu nghèo giữa thiểu số tư bản Đỏ và toàn thể dân Việt càng lớn hơn, càng bất công và bất nhân hơn, đúng như mô tả của nhà văn Dương Thu Hương: "Viêt Nam là một vũng lầy mất văn hóa, trong đó, vàng bạc của kẻ thống trị trộn lẫn với máu và nước mắt của dân tộc bị trị". Đó là thành quả của Xã hội Chủ nghĩa anh hùng, là di sản của "đỉnh cao trí tuệ" của cộng sản Việt Nam. Đáng buồn thay! Mỉa mai thay!
Ngô Quốc Sĩ

No comments:

Post a Comment