Sunday, November 20, 2011

Việt Nam Nhìn Về Tương Lai ngày 19.11.2011

Ngày 19.11.2011     

Lê Anh xin kính chào quý thính giả. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ là một gương mặt quen thuộc của đồng bào Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Là một tu sĩ nặng tình với quê hương và dân tộc qua câu nói "trước khi làm linh mục tôi là một người Việt Nam". Với kinh nghiệm đau thương trong 13 năm tù dưới chế độ cộng sản, từ khi vượt biên ra hải ngoại và định cư tại New Zealand vào năm 1990, linh mục Nguyễn Hữu Lễ không ngừng tranh đấu cho nhân quyền, công lý và tự do cho Việt Nam.
Qua làn sóng của đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, linh mục Nguyễn Hữu Lễ muốn chia sẻ với quý thính giả cái nhìn về tương lai của dân tộc và kêu gọi sự tham gia tích cực tranh đấu cho một tương lai sáng lạn cho đất nước Việt Nam với lời kêu gọi "Hãy thắp lên một ngọn đèn còn hơn ngồi đó mả nguyền rủa bóng tối". Kính mời quý thính giả lắng nghe linh mục Nguyễn Hữu Lễ.
Kính thưa quý thính giả, trong chủ đề 'Việt Nam nhìn về tương lai' tuần này chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những diễn tiến của lịch sử cận đại đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới theo một chiều hướng tốt đẹp, trong đó sức mạnh của ý chí quần chúng là yếu tố quyết định. Từ đó chúng ta sẽ vững tin hơn vào nguyện vọng thắp sáng lên một ngọn đuốc để soi đường cho tương lai dân tộc. Và cũng từ đó để sát quyết rằng dân tộc Việt Nam không lẽ loi trong cố gắng xây dựng một thể chế chính trị dân chủ phù hợp với đà tiến của nhân loại.
Thưa quý thính giả, trước tiên phải khẳng định rằng kẻ thù thật sự của một chế độ độc tài không ai khác hơn chính là người dân trong nước đó. Vì thế các chế độ độc tài sau khi cướp được chính quyền đã ra sức củng cố ngôi vị lãnh đạo và tìm các phương thức để triệt tiêu ý chí phản kháng của quần chúng. Lực lượng công an, cảnh sát được sử dụng cũng như một đàn chó giữ nhà lúc nào cũng sẵn sàng nhe nanh ra để bảo vệ chủ. Quân đội thay vì bảo vệ giang sơn đất nước như đúng chức năng cũng được dùng để bảo vệ đảng. Những kẻ cầm quyền cố nặn ra những hình phạt nặng nề cho tội dạnh gọi là "âm mưu lật đổ chế độ", nếu trong chế độ cộng sản thì còn thêm 2 chữ "nhân dân" ở phía sau cho phần ghê gớm "âm mưu lật đổ chế độ nhân dân".
Trong khi đó về phía quần chúng bị áp bức lúc nào cũng có thành phần phản kháng và lực lượng chống đối này luôn tìm tàng như những đợt sóng ngầm dưới đái đại dương chờ cơ hội thuận tiện sẽ trồi lên mặt nước trở thành cơn bão biển. Khi đến thời đến lúc, sức mạnh tổng hợp của quần chúng sẽ bộc pháp lên như đợt sóng thần chính trị, khi đó không một rào cản nào mà có thể ngăn chặn nổi. Tất cả sẽ bị trôi theo dòng nước. Tôi muốn dùng hình ảnh sau đây để so sánh. Ngày 13 tháng 3 năm nay một trận động đất mạnh đến 8.9 độ Richter đã xảy ra gần bờ biển Nhật Bản gây ra một trận sóng thần kinh khủng tràn vào đất liền giết chết hàng chục ngàn người và tàn phá bình địa một số thành phố ven biển. Khi ngồi xem diển tiến tai họa thảm khốc này được chiếu đi chiếu lại ở nhiều gốc độ khác nhau trên các kênh truyền hình. Với cảnh bức tường nước ngoài khơi bò vào đất liền như một con thủy quái khổng lồ, nó cuốn theo nhà cửa, tàu bè, xe cộ, cầu cống nổi lềnh bềnh trên mặt nước tựa như những cánh bèo. Lúc đó tôi liên tưởng tới những cơn sóng thần chính trị đã bộc phát 20 về trước bởi những người dân bị áp bức đã bừng lên để quét sạch rác rưởi của các chế độ cộng sản tại Đông Âu và ngay cả thánh địa của cộng sản là Liên Xô. Trận Tsunami chính trị đó đã làm thay đổi một phần lớn bộ mặt của thế giới. Rồi trong năm nay trận tsunami chính trị khác lại nổi lên qua hiện tượng được gọi là "mùa xuân Ả Rập" cũng đã cuốn trôi những chiếc ngai vàng lâu năm của các nhà độc tài Bin Ali, Hosni Mubarak, và Muammar Gaddafi. Trong những ngày này cơn bão biển đó đang hoành hành và làm rung rinh cách thể chế tại Syria và Yemen. Có ai dám bảo đảm được rằng trận tsunami kinh khủng này của ý chí quần chúng sẽ không xảy ra để quét sạch các thể chế xấu xa còn sót lại trên thế giới, trong đó có chế độ cộng sản Việt Nam.
Có điều khác biệt là thiên tai sóng thần tàn phá nước Nhật là do hiện tượng bất ngờ của thiên nhiên nhưng các cơn bão biển chính trị thì phải do bởi chính người dân bị áp bức âm thầm tạo nên.
Kính thưa quý thính giả,
Lịch sử diễn tiến không ngừng. Sự dằn co nhau giữa thiểu số cầm quyền độc tài và đa số quần chúng bị áp bức sẽ làm thành một cuộc chiến trường kỳ trong lịch sử nhân loại. Cuối cùng lịch sử cũng đã chứng minh sức mạnh của quần chúng đã thắng. Điều quan trọng là người dân dưới các chế độ độc tài có dám và có sẵn sàng đứng lên nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử thay vì chỉ ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối hay không?
Tất cả các thế lực độc tài đều sử dụng yếu tố sợ hãi như một loại vũ khí chiến lược để khống chế người dân. Nhưng loại vũ khí đó còn hiệu quả đến mức nào trong thời hiện đại này đó là điều mà chúng ta sẽ bàn nhau trong mục "Việt Nam nhìn về tương lai" kỳ tới.
Xin thân ái chào tạm biệt quý thính giả.
LM Nguyễn Hữu Lễ

No comments:

Post a Comment