Friday, November 11, 2011

QUYỀN LỢI TỐI THƯỢNG CỦA TỔ QUỐC

Ngày 11.11.2011     

Lời dẫn: Vào tuần qua, khi báo chí Trung Cộng đe dọa là tiếng súng sẽ nổ ở Biển Đông thì một tướng lãnh Đài Loan tuyên bố là quân đội đảo quốc này sẽ đứng về phe Trung Cộng vì cùng mang dòng máu Hán tộc. Điều này khiến người ta chua chát nhớ lại thái độ của đảng CSVN khi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ Hoàng Sa vào năm 1974. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài quan điểm của LLDTCNTQ, có tựa đề "Quyền lợi tối thiểu của tổ quốc", qua sự trình bày của anh Hải Nguyên.
Trong mấy ngày qua, dư luận bàn tán nhiều về lời tuyên bố của một tướng lãnh Đài Loan liên quan đến biển Đông. Theo trích dẫn trong phụ trương điện tử "Người Đưa Tin" của báo Pháp luật và Đời sống, ông Doãn Thịnh Tiên, một tướng lãnh chỉ huy quân đội Đài Loan, đã tuyên bố: "Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục".

Ông Doãn cũng cho biết, trong tình huống có cuộc chiến như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một "liên minh quân sự", vì đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là "quân Trung Quốc", cần phải hợp lực để bảo vệ "tài sản chung của tổ tiên".
Gác qua một bên ảnh hưởng quân sự của Đài Loan đối với các phe phái tại Thái Bình Dương, lời phát biểu trên của tướng Doãn đã khiến nhân dân Việt Nam nhớ lại thái độ và phản ứng của đảng CSVN trong vụ Hải quân Trung Cộng chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam gần 40 năm trước.
Đầu năm 1974, nhân lúc Việt Nam Cộng Hoà phải đối phó với tình trạng chiến tranh và lợi dụng sự sách lược mới của Hoa Kỳ dùng Bắc Kinh ngăn chận Mạc Tư Khoa, Trung Cộng đổ quân chiếm một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa. Trước sự xâm lấn trắng trợn này, bộ Ngoại Giao VNCH đã lên tiếng tố cáo dã tâm của Bắc Kinh trước các diễn đàn quốc tế và công luận thế giới.
Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trước sự khiêu khích bằng cách dùng chiến hạm chận đầu các chiến hạm của VN, Hải quân VNCH đã nổ súng vào các tàu Trung cộng. Trận hải chiến diễn ác liệt, gây tổn thất nặng cho cả hai bên. Phía Việt Nam có 74 chiến sĩ hy sinh, kể cả một số binh lính đổ bộ giành lại đảo. Trước lực lượng tiếp viện mạnh mẽ của Trung Cộng, gồm cả hải và không lực, các chiến hạm của VNCH rút khỏi chiến trường.
Trong suốt thời gian các sự kiện trên diễn ra, từ ngày Trung Cộng đổ quân chiếm một số đảo, đến ngày lâm chiến và sau đó, Hà Nội hoàn toàn im lặng. Chỉ có Mặt trận Giải phóng Miền Nam, một công cụ mà Đảng CSVN lập ra trong sách lược tiến chiếm Miền Nam, phổ biến một bản tuyên bố sau trận hải chiến, kêu gọi chung chung rằng "tranh chấp lãnh thổ cần giải quyết trong tinh thần ôn hòa, với sự tài phán của các cơ quan quốc tế". Tuyên bố này tệ đến nỗi không dám đề cập gì đến sự kiện Trung Cộng chiếm đoạt Hoàng Sa.
Mãi đến gần đây, trong nỗ lực ghi lại các diễn biến chính xác và đầy đủ về trận hải chiến, Uỷ ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa do một số cựu sĩ quan Hải quân VNCH thành lập ở hải ngoại, đã được ông Bùi Tín, trước kia là một nhà báo quân đội làm việc tại Hà Nội, cho biết rõ thái độ và lập trường của đảng CSVN lúc bấy giờ. Theo ông Bùi Tín, đối với bên ngoài, đảng hoàn toàn giữ thái độ im lặng. Nhưng bên trong, Đảng đã cho các đảng viên học tập là: "Trung Quốc là nước anh em, hải quân Trung Quốc là đồng chí của chúng ta. Hải quân Trung Quốc chiếm được Trường Sa và Hoàng Sa không phải là điều xấu. Thậm chí còn là dấu hiệu tốt vì chế độ Bắc Kinh là chế độ anh em, mà chế độ Sài Gòn là chế độ thù địch, chế độ theo Mỹ, cho nên chúng ta yên tâm".
Thật ra, thái độ và lập trường kể trên của đảng CSVN không phải là điều đáng ngạc nhiên. Chúng nhất quán và xuyên suốt với chủ trương của Đảng từ những năm 1955-1956, khi mà Đảng quyết định hiến dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Bắc Kinh để đổi lấy sự giúp đỡ, viện trợ quân trang, vũ khí, lương thực để tiến hành cuộc chiến xâm chiếm Miền Nam bằng vũ lực. Chúng nhất quán và xuyên suốt với công hàm 14 tháng 9 năm 1958 do Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, ký tên công nhận các quần đảo này thuộc Trung Cộng.
Mãi cho đến đầu năm 1979, sau khi bị Bắc Kinh dạy cho một bài học, đảng CSVN mới công bố Bạch Thư lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Thế nhưng chỉ 10 năm sau, khi hàng loạt chế độ CS bị sụp đổ, tại Đông Âu và ngay cả tại nơi khai sinh ra chủ nghĩa là Mạc Tư Khoa, Hà Nội đã quay lại ôm chân Bắc Kinh. Đây là chỗ dựa mà đảng CSVN dù phải đánh đổi bao nhiêu đi nữa cũng không thể không có. Mất chỗ đựa này, đảng CSVN sẽ không thể nào tiếp tục giữ vững ngôi vị độc tôn lành đạo.
Chính vì thế, trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua, mặc dù trước sự ức hiếp vô cùng ngang ngược của Trung Cộng tại Biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cúi đầu cam kết giải quyết các vấn đề quan trọng trong "quan hệ song phương".
Thái độ và chủ trương của tướng Doãn Thịnh Tiên thể hiện lập trường đặt quyền lợi của dân tộc và đất nước lên trên sự khác biệt chính kiến. Ngược lại, cung cách và lối hành sử của Nguyễn Phụ Trọng nói riêng, và cấp lãnh đạo đảng CSVN nói chung, rõ ràng đã biểu lộ mưu đồ chỉ phục vụ quyền lợi của cá nhân, phe nhóm, mà quên đi quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment