Saturday, November 26, 2011

Phỏng vấn Luật sư Lê Thị Công Nhân về Giáo Xứ Thái Hà

Ngày 25.11.2011     

Lời Dẫn: Kính thưa quý thính giả, trong thời gian qua dư luận quần chúng rất phẫn nộ trước hành vi mang tính thô bạo của nhà cầm quyền CSVN đối với giáo xứ Thái Hà khi giáo xứ lên tiếng đòi lại tài sản đã bị nhà nước chiếm đoạt. Để tìm hiểu về sự việc này kính mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với luật sư Lê Thị Công Nhân người đã bị CSVN giam giữ nhiều năm vì tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn từ Hà Nội.
Hải Sơn (HS): Xin chào luật sư Lê Thị Công Nhân, là người theo dõi tình hình tại chỗ xin luật sư có thể tóm lược qua các diễn biến về vụ giáo xứ Thái Hà trong thời gian qua và tại sao nhà cầm quyền CSVN lại khư khư muốn chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo?

LS Lê Thị Công Nhân (LTCN): Xin chào anh và xin chào toàn thể quý vị thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi. Về câu hỏi của anh thì như quý vị cũng biết là bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, điều mà thật là hiếm hoi trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Mặc dầu câu chuyện các tôn giáo, không chỉ riêng Công Giáo mà cả Tin Lành, Phật Giáo v.v... đã bị nhà nước mượn, cướp chiếm rất nhiều những tài sản của mình, đặc biệt là những bất động sản thường là những cơ sở tôn giáo để thực hiện đức tin của mình. Có thể đó là các nhà thờ, các trường dòng thậm chí là những mảnh đất ở xung quanh gồm những nơi mà trước đây dùng để sinh lời cho nhà thờ. Câu chuyện này diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam từ khi đảng CSVN lên nắm quyền ở Việt Nam. Tôi nhấn mạnh là chuyện chiếm đất đai như vậy của nhà cầm quyền là rất phổ biến. Riêng chuyện phản kháng một cách mạnh mẽ, một cách công khai và kiên trì như giáo xứ Thái Hà thì quả thật là hiếm hoi và đó là một tấm gương của chúng ta. Về tình cảm thì rất yêu mến và ngưỡng mộ, về mặt lý trí thì chúng ta phải làm hết sức để ủng hộ họ và tuyên truyền cho tấm gương đó.
Các bạn cũng biết, cái này là những con số thống kê của những người làm về kinh tế tài chính chuyên môn, thì cái giá bất động sản tại Việt Nam là đắt nhất trên thế giới thậm chí ngang hàng với Tokyo ở Nhật Bản và New York ở Mỹ. Là một người trong nước ở thủ đô Hà Nội tôi hiểu rất rõ chứng liệu đó, sự đắt giá đến mức độ kinh lạ và có thể nói là không bình thường của bất động sản ở Việt Nam.
Nhà tôi ở cách giáo xứ Thái Hà khoảng hơn 2 km và giáo xứ đó thì có vị trí ở một quận rất trung tâm ở Hà Nội, có lẽ là chỉ thua hồ Hoàn Kiếm chút xíu thôi và rộng mênh mông, hàng chục ngàn mét vuông. Với con số và vị trí như vậy thì cái giá của bất động sản đó nếu mà sau này họ biến hóa thành những tài sản riêng tư thông qua những hình thức ma giáo của bọn chúng biến thành những khu như trung tâm thương mại, hoặc khu trung cư cao cấp v.v... thì sẽ có một giá trị cực kỳ lớn có thể nói là hàng tỷ đô la chớ không phải là hàng triệu đô. Đây là khía cạnh mà tôi tin rằng bọn chúng đã cấu kết với nhau làm đủ mọi trò để chiếm mảnh đất đó để sở hữu hòan toàn hợp pháp từ đầu đến giờ của giáo xứ Thái Hà để dần dần biến thành các sở hữu riêng của các tập đoàn.
Tất nhiên một bước làm ngay như vậy thì chúng không thể làm được. Chúng phải bịa ra nào là những vấn đề về công ức, dân sinh v.v... Chúng ta thấy ở Việt Nam thì họ lấy đất của nhà thờ để làm vườn hoa như ở giáo xứ Thái Hà, rồi lấy đất ở công viên Thống Nhất gần nhà tôi để làm khách sạn. Bây giờ tuy chúng ra một quyết định đình chỉ nhưng không hề tháo gỡ bất kỳ một hiện trường nào mà họ đã làm từ trước đến nay...
Đấy là họ lấy đất của giáo xứ của nhà thờ đi làm công viên rồi lại lấy đất công viên đi làm khách sạn và bây giờ lại đi lấy đất của các sân bay đi làm sân golf. Đấy là về khía cạnh kinh tế mà tôi tin là khía cạnh này mới là khía cạnh chính bởi vì những đảng viên cộng sản Việt Nam hiện nay ở đất nước này mà nắm quyền lãnh đạo thì có lẽ cũng không còn một cái gì mà thật sự lo tưởng đến cái học thuyết cộng sản đúng nghĩa nữa, tất cả chỉ là để tham nhũng, để vơ vét cho đến tận cùng mà thôi.
HS: Xin mời quý thính giả theo dõi tiếp phần 2 vào chương trình phát thanh kế tiếp...

No comments:

Post a Comment