Tuesday, March 3, 2015

Dân chủ phải từ Dân mà ra

Thứ Ba 03.03.3015  
Tuy có nhiều phe nhóm khác nhau trong đảng CSVN tranh giành quyền lực và quyền lợi, nhưng tựu trung họ đều độc tài, tham nhũng và tham quyền cố vị như nhau. Lối thoát duy nhất của dân tộc là thay đổi độc tài CS bằng một chế độ dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngọc Huy với tựa đề: "Dân chủ phải từ dân mà ra" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Năm 2015 được bắt đầu với các diễn biến chính trị từ hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, khoá 11, trong các ngày 5 đến 12 tháng 01 năm 2015. Tại hội nghị này, theo báo chí trong nước, ĐCSVN đã quy hoạch 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị và 290 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cho khóa tới, sẽ diễn ra trong Đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016. Người dân một phần đã quá chán ngán với những gì cộng sản nói, mà nhìn vào thực tế xã hội Việt Nam đổ nát, điêu tàn làm dấu chỉ cho sự tin tưởng. Ngoài ra, cũng nhờ trang mạng Chân Dung Quyền Lực và một số trang mạng mang tiếng "chống cộng" trước giờ lên tiếng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng và con trai. Do đó, dư luận có vẻ trông chờ vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, vốn xuất thân từ một y tá miệt vườn, không có học thức như một "cứu tinh" của Việt Nam.
Trong 9 năm Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng từ năm 2006, kinh tế Việt Nam là một đồ thị đi xuống, tăng truởng suy giảm chỉ còn hơn 5%, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nợ nần khủng khiếp khoảng 1,5 triệu tỷ đồng mà chủ yếu là nợ khó đòi, các dự án đầu tư lớn chậm chạp về thời gian bàn giao công trình, bê bối về chất lượng, nợ công chồng chất, nền kinh tế sa lầy trong vòng lệ thuộc Tàu, đặc biệt về nguyên liệu...Toàn thể nền kinh tế Việt Nam có là số nợ công lến đến 95% GDP và một thị trường kinh tế rối loạn hơn nhiều so với những thời các quan chức cộng sản khác vốn đã rối ren và thối nát vì ý thức hệ cộng sản.
Về xã hội, đạo đức sa sút nghiêm trọng, tình trạng tham nhũng càng ngày càng phổ biến, tinh vi hơn, trở thành những đường dây có tổ chức. Về chủ quyền lãnh thổ, ngoài những câu tuyên bố mị dân của ba Dũng, thực chất Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung cộng khiêu khích, đe doạ. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn bị xua đuổi, đập phá trên vùng biển Hoàng Sa. Trung cộng vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần ở Trường Sa và Hoàng Sa. Mà vừa nói mị dân xong thì chính đồng chí X lại cho đàn áp biểu tình yêu nước hay van lạy quan chức Trung cộng như tế sao để được làm thái thú Việt Nam lâu dài.
Rõ ràng, di sản "thành tích" của Nguyễn Tấn Dũng trong những năm qua là một bức tranh đen tối. Tuy vậy, như một "thằng chột làm vua xứ mù", y tá vườn vẫn củng cố được vị trí của mình nhờ có chỗ dựa của sân sau là an ninh và quân đội, đó là hai khu vực mà trong 9 năm qua ông ta đã ban phát khá nhiều ân huệ, lợi ích để có thể nắm được chính trị, quyền lực. Sự kiện Nguyễn Bá Thanh đã phải chết là một bằng chứng về cái gọi là đấu đá quyền lực mà y tá Dũng là kẻ chiến thắng.
Nếu quyền lực tập trung vào một con người không có trình độ học thức và mưu mô xảo quyệt như ba Dũng thì là thảm hoạ cho Việt Nam. Thực tế, về mặt chính trị, Dũng là người đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền, cấm tự do báo chí và quyết không để hình thành lực lượng đối lập tại Việt Nam. Ông ta là một người ham quyền cố vị, ở tuổi 65 vẫn đeo đuổi tham vọng quyền lực, cài cắm hai con trai vào bộ máy công quyền chuẩn bị cho tương lai và tạo điều kiện cho con gái trúng thầu những dự án kinh tế lớn.
Tuy nhiên, chiếc ghế Tổng Bí thư mà ông ta nhắm tới không phải dễ dàng. Bởi vì Nguyễn Tấn Dũng không có thế mạnh tuyệt đối trong tương quan quyền lực của nội bộ lãnh đạo cao nhất. Tham vọng trở thành Tổng Bí thư như ông Dũng còn có Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh...Thất bại của Nguyễn Phú Trọng- Trương Tấn Sang trong cuộc xung đột với Nguyễn Tân Dũng tại hội nghị 6 và 7 vẫn còn là ẩn số của một bài toán dài hạn. Không dễ gì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" một cách suôn sẻ.
Hơn nữa, hiến pháp của VNCS xác định quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Cấu trúc tổ chức tập quyền hiện tại của ĐCSVN còn mạnh. Cho nên, khả năng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nuớc, rồi sẽ cải cách thể chế, tức là thay đổi Hiến pháp, để trở thành một Tổng thống toàn năng, rất khó xảy ra. Từ nay đến năm 2016, tất nhiên, cuộc tranh đua quyền lực sẽ còn quyết liệt. Nhưng cuối cùng, ai nắm quyền thì cũng thế, cục diện chinh trị sẽ không thay đổi.
Mặc dù dân chúng Việt Nam cảm nhận được sự phản bội của ĐCSVN, chán chường trước một xã hội bị băng hoại kỷ cương, chuẩn mực, nhưng sự phản kháng chưa thật rộng rãi. Hầu hết cam phận "sống chung với lũ". Xuất phát từ tâm lý đã trải qua một cuộc chiến tranh gian khổ, người ta sợ một sự xáo trộn bất ổn, ảnh huởng đến miếng cơm, manh áo hàng ngày. Cùng với sự nhồi sọ nhiều năm của CSVN khiến dân chúng gần như vô cảm. Do bị nhồi sọ, dân chúng tưởng tượng sự tranh giành quyền lực trong một xã hội đa đảng sẽ rất phức tạp. Nhưng rõ ràng dân chủ phải từ dân mà ra bởi vì bất kỳ quan chức CSVN nào cũng giống nhau mà thôi. Không có bất cứ một điều gì mang lại sự tin tưởng từ Nguyễn Tấn Dũng hay quan chức khác. Do đó chỉ có một con đường người dân hết vô cảm và đứng lên thì đất nước mới được bình yên. Đó là con đường duy nhất có hạnh phúc cho Việt Nam trong tương lai./.
Ngọc Huy
20/02/2015

No comments:

Post a Comment