Friday, March 27, 2015

Đường "Lưỡi Bò Chín Đoạn" không có cơ sở pháp lý.

Thứ Sáu, ngày 27.03.2015    
Trước lúc lên đường công du Trung Cộng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói rằng yêu sách đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông của TC là không có có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế. Đây là lời phát biểu rất đáng chú ý mà Việt Nam cần lên tiếng tán dương lập trướng ấy, nhưng Hà Nội vẫn im lặng?! Kính mời quí thính giả theo dõi quan điểm của LLDTCNTQ về lời phát biểu trên qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Thưa quí thính giả,
Cả thế giới đều thấy rằng trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông thì Việt Nam là quốc gia có vị trí và tư cách quan trọng nhất phải lên tiếng mạnh mẽ trước sự áp đặt của Trung Cộng, nhưng tại sao trong suốt quá trình TC hành động xác lập chủ quyền bằng đường 9 đoạn mà người ta gọi là đừơng lưỡi bò chiếm đến trên 90% diện tích, mà VN vẫn chỉ phản đối chiếu lệ?
Gần đây nhất, hôm 22 tháng 3 trước khi lên đường công du Trung Cộng, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thẳng thừng phê phán việc đòi chủ quyền Biển Đông bằng đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, thì lẽ ra VN phải lên tiếng hoan nghênh lời phát biểu của TT Widodo, vì sau lời phát biểu ấy Indonesian còn hứa hẹn đóng một vai trò trung gian trong cuộc tranh chấp đang diễn ra mỗi lúc mỗi gay cấn hơn, nhưng tiếc thay VN vẫn không động tĩnh gì.
Lời phát biểu của TT Widodo đã nhắc lại một nguyên tắc căn bản rằng việc TC áp đặt chủ quyền bằng đường lưỡi bò 9 đoạn dựa trên cơ sở nào để họcó thể làm như vậy?
Rõ rang TC đã phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of Sea) năm 1982, vậy nay hãy dùng luật ấy để đưa ra phán quyết, mà muốn dùng luật ấy làm căn bản thì bên bị phải nêu vấn đề, nghĩa là quốc gia nào bị lấn chiếm thì phải chủ động đưa vấn đề ra trước tòa án trọng tài, điều mà Philippines đã làm, và tòa án trọng tài quốc tế ở La Hayesđang thụ lý, vụ xử sẽ diễn ra trong năm 2016 tới đây. Cho dù TC khước từ tham gia vụ kiện, nhưng vụ kiện vẫn diễn ra, sự khước từ của TC đã cho thấy cán cân công lý đang nghiêng về phía Philippines. Nếu phán quyết của tòa xử TC vi phạm luật, như lời phát biểu của TT Widodo, mà chắc chắn sẽ diễn ra như vậy, thì kết quả sẽ có lợi cho các quốc gia trong vùng, trong ấy có VN. Từ đó dẫn đến những thương thảo để hình thành Bộ Qui Tắc Ưng Xử (Code of Conduct – gọi tắt COC)hay một khung pháp lý nào đó để giải quyết các tranh chấp hiện nay.
Vì TC biết họ đã tự trói mình vào công ước khi phê chuẩn luật biển 1982, nên chỉ còn một cách là phá luật và dùng sức mạnh để lấn tới, đặt mọi việc trước một sự đã rồi, nên họ đã gấp rút cải tạo các bãi đá ngầm thành hải đảo nhân tạo để xây dựng căn cứ quân sự, lập khu hành chánh, đưa dân lập ấp trên các đảo trong vùng, như Dương Khiết Trì ngang nhiên thách thức thế giới rằng Biển Đông là ao nhà của họ, họ muốn làm gì thì làm không ai có quyền can thiệp.
Vì Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới, và mỗi ngày mỗi quan trọng hơn nữa khi Châu Á phát triển, và khi thương ước xuyên Thái Bình Dương (TPP) khởi động vào những năm tới, nên vấn đề an ninh phải đặt ra như lời TT Indonesia phát biểu: "Chúng ta cần hòa bình ổn định ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Môi trường chính trị và an ninh ổn định có vai trò quan trọng trong việc củng cố tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Vì vậy chúng tôi ủng hộ bộ qui tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) cũng như đối thoại giữa TC với NHật Bản, giữa TC và Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN)".
Vấn đề cần đặt ra ở đây đối với Việt Nam chúng ta là cho dù Philippines có thắng kiện, một bộ qui tắc ứng xử có hoàn thành, tuyến hàng hải trong Biển Đông có an toàn, quyền lợi của các quốc gia liên hệ được bảo đảm thì VN vẫn thiệt thòi nếu để mất chủ quyền vào tay TC như hiện nay.
Cho dù các quốc gia khác trong vùng cũng đòi chủ quyền một phần nhưng VN mới là quốc gia giữ vị trí chiến lược trọng yếu. Vậy VN phải dành lại chủ quyền Biển Đông từ tay TC. Muốn thế VN phải chủ động đưa vấn đề ra trước tòa án trọng tài quốc tế, một mặt nâng cấp hợp tác với các quốc gia có quyền lợi lớn, trước hết là Hoa Kỳ, rồi Nhật Bản, và phải trở thành đồng minh quân sự với những quốc gia có sức mạnh để cân bằng với những thách đố đang bành trướng của TC. Nhưng xem ra con đường này sẽ không xảy ra vì nhà cầm quyền VN hiện nay đang nằm trong tay đảng CSVN, mà đảng này lại là chi bộ của đảng CSTC, chịu sự chỉ đạo từ Bắc Kinh, đó chính là bế tắc chính, và cũng là mối nguy lớn nhất cho VN hiện nay.
Trong mấy năm gần đây, Hà Nội đã tung hỏa mù bằng con đường ngoại giao qua cách bắt tay với nhiều quốc gia khắp năm châu, và nhiều quốc gia được nâng lên tầm "đối tác toàn diện" trong ấy TC là quan trọng nhất, để làm lạc hướng nhận thức của người dân trong nước và thế giới. Đối tác toàn diện để giải quyết kinh tế trong nước là ưu tiên của VN, nhưng không có đồng minh quân sự cốt lõi để bảo vệ quyền lợi thì một khi cũng vì quyền lợi, đối tác kia sẽ bỏ rơi VN.
Tóm lại vấn đề tranh chấp Biển Đông với TC sẽ không thể giải quyết được, vì chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã trao cho TC để đổi lấy vũ khí đánh chiếm Miền Nam rồi. Con đường duy nhất là phải thay đổi thể chế chính trị ở VN để có một chính quyền do dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi của toàn dân, của tổ quốc VN, không phải chỉ bảo vệ quyền lợi của đảng CS như hiện nay. Chính quyền mới ấy không dính dáng gì đến những thỏa hiệp, những mắc míu giữa hai đảng CS Tàu-Việt đã ký kết với nhau nữa thì mới vô hiệu hóa được những khó khăn đang hiện hữu, đó là sinh lộ chúng ta phải chọn để đi tới.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc

No comments:

Post a Comment