Wednesday, March 18, 2015

Tính nô lệ của người Việt Nam (phần 3)

Thứ Tư, ngày 18.03.2015    
Tính nô lệ của người dân ra sao đối với đảng CSVN? Kết thúc chương trình, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục Con Người Việt Nam do Nguyên Hồng phụ trách, sẽ trình bày phần cuối cùng căn bệnh nô lệ này
Bản tính nô lệ của người dân Việt Nam là gì?
Với chính sách khủng bố, đàn áp, tù tội đã tạo sự sợ hãi nằm trong lòng mỗi người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Sợ bởi nghĩ rằng mình chỉ là một cá nhân không làm được gì. Sợ bởi muốn bản thân và gia đình mình được yên. Và rồi sốđông trở nên thụ động, ù lì; sẵn sàng làm theo, nghe theo những gì nhà cầm quyền muốn dù rằng người dân biết rằng đó là những cái phi lý.
Sự sợ hãi thường đưa ra đến hai kết quả: một là chống lại để được sống còn, hai là tình nguyện làm nô lệ để được sống còn. Và 99.99 % người dân Việt Nam chọn thái độ thứ hai, tức là im lặng để sống đời nô lệ, để mặc cho các đảng viên đảng CSVN muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thì bắt, muốn lấy tài sản ai đó thì mặc kệ.
Những người nằm trong bộ máy cầm quyền không làđảng viên đãđóng một vai trònô lệrất quan trọng để bộ máy cầm quyền độc tài này tồn tại. Những người này được hưởng những bổng lộc để tích cực làm người nô lệ cho đảng viên đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy cầm quyền. Những giáo viên nằm trong hệ thống giáo dục sẵn sàng thực thi chính sách giáo dục nô lệ nhằm đào tạo ra thế hệ mang nô lệ tính để phục vụ cho đảng và bộ máy cầm quyền. Một đội ngũ truyền thông, báo chí thực thi chính sách ru ngủ, tuyên truyền những điều hoàn toàn sai với thực tế nhằm mục đích ngu dân hóa để người dân tiếp tục chọn kiếp sống nô lệ của thời đại mới. Một đội ngũ y tế nô lệ cho đồng tiền mà không cần biết mạng sống của người khác ra sao. Một tập đoàn kinh tế sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để tạo ra đồng tiền mà không cần biết sựảnh hưởng của môi sinh hay mạng sống của người khác.
Những thường dân tình nguyện làm nô lệ cho đảng cầm quyền bằng cách sẵn sàng báo cáo cho nhà cầm quyền biết bất cứ những gì mà nhà cầm quyền muốn biết từ bất cứ gia đình nào, làng xã nào, cá nhân nào. Sự tình nguyện làm nô lệ này được trả lại là sự yên thân cho chính bản thân mình, dù rằng sự yên thân này chỉ là sự tạm thời.
Người chủ của thời nô lệ xa xưa hành hạ người nô lệ, ngay cả giết người nô lệ mà những người nô lệ khác đứng nhìn, không dám làm gì, bởi nghĩ rằng mình không có khả năng để cứu người cùng cảnh ngộ. Tại Việt Nam thì hình ảnh nô lệ được thể hiện qua thái độ vô cảm. Vô cảm trước những đánh đập, hành hạ, giết chết người ở các đồn công an, hoặc trên đường phố. Vô cảm trước những cuộc biểu tình của dân oan. Vô cảm để sẵn sàng giết người trộm chó còn những người bán cả dân tộc đất nước thì lại không dám làm gì.
Nô lệ được thể hiện qua thái độim lặng hoặc chửi đổng bởi những sai trái của nhà cầm quyền nhưng khiếp sợ trước những hành động của nhà cầm quyền đối với những cá nhân khác -- để rồi chính mình không dám cùng những người có cùng cảnh ngộ để đứng lên, chống lại hình thức nô lệ kiểu mới của hôm nay.
Nô lệ thể hiện qua thái độ chạy theo đồng tiền, đua đòi của cuộc sống và sẵn sàng a dua với cái ác nếu có thể tạo ra được đồng tiền cho mình được sống sướng hơn.
Dĩ nhiên sẽ có người không đồng ývới nhận định của sự nô lệ này (người dân tình nguyện làm nô lệ). Cái vấn nạn là chúng ta không dám nhìn nhận cái thực tế là cả dân tộc đang sống đời nô lệ. Chính sự trốn chạy sự thật này đã không ít thì nhiều giúp cho đảng cầm quyền tiếp tục áp dụng chính sách nô lệ lên trên đại khối dân tộc Việt của hôm nay.
Phương cách thoát nô lệ tính của người VN ra sao?
Một đất nước bị nô lệ từ trên xuống dưới thì để thoát được nô lệ tính này phải bắt đầu từ dưới lên trên. Có nghĩa là phải bắt đầu từ những người dân thấp cổ bé miệng đã tình nguyện sống cuộc đời nô lệ từ mấy chục năm qua. Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không bao giờ thay đổi nếu người dân tiếp tục chọn nếp sống nô lệ của hôm nay. Muốn làm được điều này cần có những người tiên phong chỉ rõ cho người dân thấy được sức mạnh của mình.
Khi công an đến nhà ai đó bắt bớ, cả làng, cả xóm bỏ hết công việc để chạy lại xem sự kiện như thế nào. Nhà cầm quyền VN không thể nào bắt người vô cớ và cũng không thể dựa vào những bộ luật đi ngược lại bản hiến pháp của Việt Nam. Chúng ta, những người dân thấp cổ bé miệng, phải đoàn kết lại với nhau mới có thể tạo ra sức mạnh để chống lại những sai trái của nhà cầm quyền. Không thế nào tiếp tục để họ lấy nhà, lấy đất và bồi thường với giá rẻ mạc để bán lại với giá ngàn lần mà họđãđòi thu mua từ chúng ta.
Chúng ta đòi hỏi cơ quan công an điều tra những vụđánh người bị thương tích và nếu họ không làm điều này, chúng ta vận động cả làng, cả xóm, cả thành phố đến nơi cơ quan công an đểđòi hỏi công bằng và lẽ phải. Không thể nào tiếp tục đòi hỏi với con số người quá nhỏ bởi sẽ bị lực lượng công an đè bẹp với con sốđông hơn.
Chúng ta phải sẵn sàng hy sinh, loại bỏ sự sợ hãi, cùng nhau với những tổ chức xã hội dân sựtranh đấu đòi lại quyền làm Con Người mà chúng ta đã mất từ mấy chục năm qua. Nếu cuộc biểu tình đòi hỏi công lý hôm nay thất bại và bị công an đàn áp thì cuộc biểu tình của lần sau phải đông hơn để tạo thêm sức mạnh chống lại lực lượng công an. Phải thấy được sức mạnh của chính mình. Chúng ta không cần súng đạn trong cuộc đấu tranh thoát tính nô lệ của hôm này mà chúng ta cần tấm lòng, cần niềm tin vào lẽ phải, không nản lòng khi thất bại. Sự thất bại sẽ tạo cho chúng ta thêm niềm tin, thêm sức sống để cùng nhau đoàn kết chống lại cái ác; chống lại những chủ nhân ông tình nguyện làm nô lệ cho Trung Quốc và bắt buộc chúng ta làm nô lệ cho họ.
Khi 87 triệu người dân nhập cuộc để giành lại quyền tự chủ của chính mình, thoát khỏi đời sống nô lệ thì hệ thống nô lệ hóa từ bên trên sẽ sụp đổ. Hãy mạnh dạn để cùng nhau tranh đấu thoát khỏi đời sống nô lệ của hôm nay, thoát khỏi sựđô hộ kiểu mới của Trung Quốc.Đây là sự lựa chọn duy nhất mà chúng ta cần phải làm ngay từ thời điểm hôm nay để thoát khỏi căn bệnh nô lệ của dân tộc.
Nguyên Hồng

No comments:

Post a Comment