Wednesday, December 28, 2011

Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI Phỏng vấn Ông Trần Quốc Bảo Chủ tịch HĐĐHTƯ/LLDTCNTQ

Tổng kết tình hình năm 2011

Ngày 28.12.2011     
LỜI DẪN: Kính chào quý thính giả Đáp Lời Sông Núi, lịch sử thế giới đang vận hành theo chiều hướng dân chủ hóa toàn cầu, các chế độ độc tài toàn trị, quân phiệt như cộng sản đang lần lược ra đi. Cuộc cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Ả Rập đang trở thành một mời gọi đối với các dân tộc khao khát tự do dân chủ như Iran, Syria, Bắc Hà, Trung Quốc và Việt Nam.
Để tạo cơ hội cho quý thính giả có cái nhìn cụ thể về công cuộc vận động dân chủ hóa toàn cầu, xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn đặc biệt ông Trần Quốc Bảo hiện là chủ tịch Hội đồng Điều hợp Trung ương của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc.

Sơn Tây (ST): Thưa ông Trần Quốc Bảo, điểm lại tình hình thế giới trong năm qua người ta nhận thấy rõ ràng thế giới đang đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, theo ông thì trong năm 2011 chuyển biến lịch sử nào được coi là quan trọng nhất trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu đó?
Trần Quốc Bảo (TQB): Nói về tình hình thế giới thì theo tôi, sự kiện chế độ độc tài Ben Ali bị lật đổ tại Tunisia, hay nói rộng ra là "Mùa Xuân Ả Rập" với sự sụp đổ cuả các chế độ độc tài khác trong vùng, như Hosni Mubarak ở Ai Cập, Kadhafi ở Libya, và rất có thể la Bashar Assad ở Syria, Hussein ở Yemen,
- Quan trọng vì 3 lý do:
o 1/ Cho thấy những chế độ độc tài tưởng như vô cùng rắn chắc, tồn tại, củng cố 30, 40 năm, nhưng rồi như những người khổng lồ, nhưng chân lại bằng đất sét, có thể gục đổ rất nhanh chóng...
o 2/ Tưởng chỉ có 1 cách thay đổi là từ từ, từ trong lòng chế độ ra ngoài, từ trên xuống dưới -- tức là diễn biến – evolution, chuyển hóa, transformed. Nhưng MXAR cho thấy là có thể thay đổi từ dưới lên, từ ngoài vào trong, tức là các cách mạng – revolution, hoặc ôn hòa, hoặc bằng vũ lực.
o 3/ Vai trò quốc tế -- Trước đây người ta nghĩ rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thể làm gì mạnh mẽ, nhất là đối với các quốc gia có một chính phủ được nhiều nướccông nhận. Thế nhưng, như đã thấy tại Lybia, và hiê, đang diền ra với Syria, cộng đồng QT đã có những can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ dân chúng 1 nước chống lại nhà cầm quyền nước đó nếu tàn sát dân chúng.
ST: Có lập luận cho rằng MXAR không ảnh hưởng gì đến tình hình các chế độ độc tài tại Á Châu, như TC, MĐ và VN. Ông nhận định như thế nào về lập luận này?
TQB: Tôi lại nghĩ ngược lại hoàn toàn, MXAR đã ảnh hưởng nhiều, rất nhiều đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở khắp nơi, kể cả ở Á châu, đặc biệt là VN. Nó ảnh hưởng mạnh cả mọi mặt.
- Trước hết là thành phần dân chúng đối kháng lại guồng máy độc tài. Chẳng hạn, những người tranh đấu cho Dân chủ VN đã học được nhiều bài học, từ việc vận dụng các phương tiện truyền thông tân tiến để vận động, liên lạc, quảng bá, đến kỹ thuật tổ chức biểu tình, từ Tunisie, từ Ai Cập, và hiện nay từ Syria.
- Đảng CSVN chắc chắn cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học từ các nước này, nhất là đã nhận thức được hậu quả của công việc họ làm. Số phận của Hosni Mubarakc, của Qadhafi chắc chắn đã gây cho họ nhiều suy nghĩ.
- Đặc biệt là thành phần quân đội VN cũng đã nhìn thấy rõ những con đường mà họ có thể theo và các hậu quả của mỗi con đường này.
Nói tóm lại, cao trào MXAR đã có 1 ảnh hưởng quan trọng và sâu rộng đối với công cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân VN.
ST: Theo Ông, biến cố nào trong nước trong năm qua đáng chú ý nhất?
TQB: Nếu xét trên yếu tố liên quan đến công cuộc đấu tranh, thì theo tôi, quan trọng nhất là công cuộc tranh đấu của giáo dân và các tu sĩ Giáo Sứ Thái Hà đòi nhà cầm quyền CSVN trả lại các cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội bị chiếm đoạt từ năm 1959.
Tôi cho nó quan trọng vì đây không phải là một đòi hỏi trả lại vài căn nhà, vài mầu đất, mà là một công cuộc vận động cho công lý và sự thật, vượt khỏi khuôn khổ của 1 địa phương, hay của một tôn giáo, mà là của chung cả dân tộc.
Nó cũng quan trọng vì được phát khởi không phải là 1 cá nhân, một nhóm người rời rạc, mà do một tập thể đông đảo, lên đến hàng hơn 10 nghìn người, liên hệ chặt chẽ với nhau, và có sự hậu thuẫn của rất đông đảo các thành phần xã hội khác.
Tôi cho rằng vụ Thái Hà là một khúc xương mà đảng CSVN rất khó nuốt và cũng rất khó nhả. Nó có thể mở đầu cho một cao trào đấu tranh rộng lớn. Nếu không, nó cũng là những giọt nước lớn, chóng làm tràn ly nước VN.
ST: Còn tại hải ngoại, theo Ông thì sự kiện nào đáng chú ý nhất về mặt đấu tranh?
TQB: Một cách rất khách quan, tôi cho rằng việc ra đời của Đài phát thanh ĐLSN là sự kiện rất quan trọng trong nỗ lực đấu tranh cho dân chủ VN phát xuất từ hải ngoại. Tôi nhấn mạnh đến yếu tố khách quan vì, Đài ĐLSN do LLCQ thực hiện, mà tôi là một nhân sự của LL cho nên có thể có người cho rằng tôi chủ quan, đề cao vai trò của Đài ĐLSN.
Nhưng mà, tôi nhận xét như vậy dựa trên nhận định là các chế độ độc tài, đặc biệt các chế độ CS đã cướp chính quyền và duy trì quyền lực bằng sự tuyên truyền dối gạt, lừa bịp. Vì vậy, cách thức để giải thể các chế độ CS là lột trần sự thật. Cho nên các phương tiện truyền thông đại chúng là vũ khí hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu này.
Bên cạnh đó, ngoài việc vạch trần những dối gạt, phá vỡ những bưng bít của Đảng CS, chúng ta còn cần trình bày, hướng dẫn để người dân biết rõ trách nhiệm mà một con dân phải có đối với quê hương dân tộc. Đài ĐLSN cũng đã là phương tiện để chuyển đạt, quảng bá những thông tin này.
Trên căn bản đó, tôi cho Đài ĐLSN ra đời là 1 sự kiện quan trọng, góp phần hiệu quả vào công cuộc đấu tranh của dân tộc Việt./.

No comments:

Post a Comment