Chủ Nhật 19.04.2015
TN: Kính thưa quý vị thính giả của đài Đáp Lời Sông
Núi, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do Thùy Ngân thực hiện. Ông Tây
Sơn, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi sẽ hầu chuyện với quý thính giả đã
gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua.
Ông Đặng Lạt, Vũng Tàu: Thưa quý Đài, ông tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng vừa đi Tàu và ký một bản Thông Cáo Chung bao gồm nhiều điểm và
nhiều lãnh vực. Chúng tôi thắc mắc là tại sao ông Trọng có quyền ký với
nước ngoài các văn kiện về lợi ích quốc gia ?
TS: Thưa ông Đặng Lạt, đối với cộng sản cũng như
CSVN, Đảng là tất cả. Họ muốn làm gì họ làm, không cần luật pháp. Luật
pháp chỉ để áp dụng với người dân bị trị.
Chúng tôi thưa chuyện với ông là trên căn bản luật pháp thông thường và luật pháp của CSVN.
Chúng tôi cố gắng tìm trong bản Hiến Pháp hiện hành, nhưng không tìm
được một điều khoàn nào nói về vai trò của tổng bí thư đảng CS. Chỉ có
một điều khoản duy nhất là điều 4 Hiến Pháp quy định độc quyền lãnh đạo
của đảng CSVN. Như nhiều lần đã trình bầy với thính giả, muốn thi hành
điều 4, phải có một đạo luật quy định rõ ràng. Chừng nào chưa có một đạo
luật thực thi Điều 4 Hiến Pháp, tất cả mọi suy đoán, diễn dịch và quy
chiếu vào điều 4 đều không giá trị. Việc ông Trọng ký thông cáo chung
với Tàu chẳng những không giá trị mà lại phạm tội cấu kết với nước
ngoài, có thể được coi là phản quốc nếu những điều cam kết đó gây thiệt
hại đến quyền lợi đất nước và dân tộc.
Chúng tôi có ghi nhận một tin hành lang vào cuối chuyến đi của ông
Trọng, Tàu có thông báo cho ông Trọng biết là Tàu sẽ tuyên bố vùng nhận
diện phòng không trên biển Đông, Tàu khuyên VN nên có ý kiến trong khuôn
khổ "4 tốt và 16 chữ vàng". Điều này cũng khá phù hợp với dự đoán của
đô đốc Hoa Kỳ Samuel Locklear, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương đã đưa
ra trong một buổi điều trần tại thượng viện hôm 16 tháng 4.
TN: Ông Huỳnh Yên, Tam Kỳ: Theo thông tin ghi nhận,
ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ một ngày gần đây. Chúng ta có hy vọng gì
về chuyến đi Mỹ của ông Trọng hay không?
TS: Thưa ông Huỳnh Yên, trước tham vọng của Tàu nhằm
đặt VN trong vùng kiểm soát của Bắc Kinh. Sau hội nghị Thành Đô, Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã lên tiếng cảnh báo về "một thời kỳ
bắc thuộc mới bắt đầu". Các nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm đồng minh là
điều cần thiết. Có được đồng minh là lợi ích quốc gia.
Trong suốt chiều dài lịch sử, VN chưa bao giờ nằm ngoài tầm ngắm của
Tàu. Từ nhiều năm trước, người Việt trong và ngoài nước kêu gọi đảng
CSVN thiết lập quan hệ ngoại giao tốt với các cường quốc trên thế giới
hầu bảo đảm an toàn cho VN.
Đảng CSVN đã không nghe lời, quyết tâm đi theo con đường "Còn CS Tàu,
Còn Mình" và từng bước đi vào con đường Bắc thuộc lầ thứ 5 do Tàu cộng
vạch sẵn. Ở thời điểm này, Tàu Cộng đã giàn quân khắp nơi. Tại cao
Nguyên có Bauxit. Trong vùng biển có Vũng Án. Trong nước có những vùng
da beo tràn ngập người Tàu với những nguồn gốc khác nhau, theo chân các
công trình xây dựng do Tàu trúng thầu. Tình trạng đã đến lúc không còn
thuốc chữa. Về kinh tế thương mại hầu như đã bị Hán hóa!
Khi tình thế không còn im lặng được, CSVN giả vờ đi tìm hậu thuẩn quốc tế để xoa dịu lòng dân. Nhưng sợ đã quá trễ !
Như vậy, chuyến đi Mỹ của ông Trọng sẽ nhắm vào 3 điểm:
1. Xoa dịu lòng dân;
2. Buôn bán về nhân quyền. CSVN rất rành nghề buôn bán này. Một số tù nhân lương tâm sẽ được thả.
3. Chuyển thông điệp của Tàu cộng đến Mỹ
TN: Ông Trần Hàn, Hội An: Thưa đài Đáp Lời Sông Núi,
Việt Nam tham dự vào con đường tơ lụa của Tàu. Có phải đây là kế hoạch
của Tàu lấn chiến VN?
TS: Thưa ông Trần Hàn, tên gọi "Con Đường Tơ Lụa" có
vẻ nên thơ và đài các nhưng thực chất là con đường thương mại, vận
chuyển hàng hóa từ Tàu đến nhiều quốc gia và ngược lại trong kế hoạch
của Tàu vươn ra bên ngoài. Thực chất có ý nghĩa kinh tế, nhưng khi Tàu
lập kế hoạch, chúng ta không biết rõ ràng về những dụng ý khác của họ.
CSVN tỏ ra phấn khởi tham dự vào con đường tơ lụa của Tàu vì kèm theo
là một khoảng tiền khá lớn để kiến tạo lại cảng Hải Phòng. Các quan
chức VN hy vọng có cơ hội vơ vét vào túi riêng.
Đối với nhân dân VN, mở con đường vận chuyển từ biên giới đến Hải
Phòng là một nguy cơ khác. Cho kẻ đại gian ác vào nhà chúng ta chỉ chuốt
lấy hậu quả không lường. Con Đường Tơ Lụa góp phần tích cực vào bước
chân Bắc Thuộc lần thứ 5.
TN: Sinh Viên Đỗ văn Tiến, Sài Gòn: Thưa ông quản
nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi, nhân dân Bình Thuận đã nổi dậy để bảo vệ môi
trường sống. Cuộc tập hợp có quy mô lớn đòi hỏi nhà máy nhiệt điện do
Tàu xây dựng chấm dứt tình trạng ô nhiểm môi sinh, gây phương hại đến
sức khỏe đồng bào. Những người biểu tình chống đối đã làm tác nghẽn giao
thông trên quốc lộ 1. Có lúc giao chiến với lực lượng an ninh. Theo
ông, nhân dân Bình Thuận đã gởi thông điệp gì đến nhà nước CSVN?
TS: Thưa sinh viên Đỗ văn Tiến, phản ứng quyết liệt
xuống đường biểu tình của nhân dân Bình Thuận chứng tỏ người dân không
còn sợ nhà nước và các lực lượng an ninh chuyên thẳng tay đàn áp mỗi khi
đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của mình. Nhà nước có trách nhiệm bảo
vệ môi trường sống cho người dân, nhưng một khi đảng CSVN đặt quyền lợi
của đảng và các quan chức trên sức khoẻ của người dân và gia đình, nhân
dân phải ra tay bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ
tương lai. Không thể trông chờ vào câu nói "đã có đảng và nhà nước lo"
vì đảng và cán bộ nhà nước chỉ bảo vệ quyền lợi và vơ vét túi tham cho
chính mình.
Mục trả lời thư tín tuần này xin tạm ngưng nơi đây, Cám ơn quý thính
giả đã gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua. Thùy Ngân xin hẹn
gặp lại quý thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi vào kỳ tới. Xin kính chào
tạm biệt.
No comments:
Post a Comment