Wednesday, August 7, 2013

Tin tức ngày thứ Tư, 07.08.2013

TÙ NHÂN TRẠI XUYÊN MỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI VIỆC BỊ HÀNH HẠ

Thân nhân của một số tù nhân chính trị trại giam Xuyên Mộc vừa thông báo là các tù nhân này đã đồng loạt tuyệt thực phản đối các thủ đoạn trả thù của lũ cai tù. Đây là những tù nhân chính trị bị thuyên chuyển đến trại Xuyên Mộc sau vụ nổi loạn của tù nhân tại trại Xuân Lộc vào ngày 30/6 vừa qua.

Bà Nguyễn Thị Ngụ, vợ của tù nhân Phan Ngọc Tuấn, sau khi thăm chồng trở về cho biết là các ông Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy Thức và Võ Minh Trí bị biệt giam và cùm chân sau khi đến trại tù này. Cả 5 người đã tuyệt thực phản đối nên sau 4 ngày thì lũ cai tù đã tháo cùm ở chân.
Các thân nhân còn kể rằng tù nhân Võ Minh Trí và Nguyễn Ngọc Cường bị đánh đập dã man khi vừa đến trại. Họ kể thêm là lũ cai tù còn đe dọa sẽ trả thù nếu như họ tiết lộ những vụ hành hạ nói trên.
Cần nhắc lại là vào ngày 30/6, một cuộc nổi loạn nổ ra tại trại tù X30A ở Xuân Lộc nhằm phản đối tình trạng giam giữ khắc nghiệt và việc cắt xén thức ăn của giới cai tù. Các tù nhân nổi loạn đã đập phá trại giam và bắt giữ giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin.

ĐẠI SỨ MỸ BÀY TỎ MỐI QUAN NGẠI VỀ NGHỊ ĐỊNH 72 CỦA BẠO QUYỀN CSVN

Vào hôm qua, tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã đưa ra một thông cáo báo chí, bày tỏ sự e ngại của họ đối với nghị định 72, nội dung kiểm soát quyền tự do thông tin trên các trang mạng mà Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành vào ngày 15/7 vừa qua.
Thông cáo của tòa đại sứ Mỹ nói rằng việc chia xẻ thông tin và bình luận là những quyền tự do căn bản, phải được tôn trọng ở trên mạng cũng như ở khắp nơi. Chính vì thế việc cấm đoán của nghị định này là gây cản trở cho sự phát triển đối với ngành tin học, các nguồn đầu tư và sức sáng tạo của người dân.
Cần nhắc lại, nghị định 72 cấm đoán người dân trích dẫn và bình luận những tin tức được loan tải trên báo chí và các cơ quan nhà nước. Nghị định cũng ép buộc các hệ thống mạng xã hội đăng tải những nội dung mà bạo quyền CSVN gọi là "chống đối hay phá hoại chế độ".
Vào hôm qua, một liên minh các công ty internet của Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích nghị định này, trong khi tờ báo Nhân dân, cái loa tuyên tuyền của đảng CSVN, thì chụp mũ những người chỉ trích là đã "xuyên tạc và vu khống" nội dung "trong sáng và rất dân chủ" của nghị định này.

XÂY DỰNG TRỤ SỞ HÀNH CHÍNH CHO HUYỆN "ẢO" HOÀNG SA

Nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng đang có kế hoạch xây dựng một trụ sở hành chính cho cái gọi là Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, một quần đảo hiện nằm trong tay Trung Cộng. Theo báo chí lề đảng thì ủy ban cai quản huyện "ảo" này đã được cấp một mảnh đất rất có giá trị ở Đà Nẵng để xây dựng trụ sở hành chính.
Mặc dù thú nhận là ủy ban nhân dân này chỉ có hình thức trên lý thuyết vì quần đảo này nằm trong tay Trung Cộng và được sát nhập vào cái gọi là "thành phố Tam Sa" của nước Tàu, nhưng nhà cầm quyền Đà Nẵng vẫn quyết định xây dựng trụ sở rộng 700 thước vuông cho cái uỷ ban "không dân, không đất" này. Cũng theo báo chí của đảng thì trụ sở này sẽ là nơi trưng bày tài liệu chứng minh chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, trong khi đó thì ngư dân Việt tiếp tục bị quân Tàu tấn công và cướp bóc ở vùng biển này mà không có một lực lượng nào bảo vệ.

LÀN SÓNG NÔNG DÂN BỎ RUỘNG ĐANG LAN RỘNG Ở MIỀN BẮC

Làn sóng nông dân bỏ ruộng hay trả lại ruộng đang lan rộng tại miền bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và kể cả ở Nghệ An. Nguyên nhân chính yếu chỉ vì giới nông dân không còn chịu đựng nổi nữa trước các khoản lệ phí quá vô lý của nhà cầm quyền.
Theo kết quả điều tra của bộ nông nghiệp VN, giới nông dân bị buộc phải đóng góp hàng chục thứ thuế khóa và lệ phí từ trung ương đến làng xã. Chẳng hạn như lệ phí chuyển giáo khoa học kỹ thuật, bảo vệ thực vật, làm thủy lợi, làm đường, chạy dây điện, xây trường học và đủ loại lệ phí khác để nuôi các quan chức thuộc hàng chục hội đoàn nhà nước.
Theo ghi nhận thì làn sóng trả ruộng không phải vì các nông dân có được nghê khác để sinh nhai mà chỉ vì các mảnh ruộng đang trở thành một gánh nặng thuế khóa đối với nhiều gia đình.

No comments:

Post a Comment