Thứ Tư, ngày 27.07.2015
Thưa quý thính giả, trải qua 40 năm từ khi thống nhất đất nước, kẻ tự cho mình là thắng cuộc, CSVN, luôn được hưởng những đặc ân dồi dào cho bản thân và gia đình. Trong khi đó người bị cho là thua cuộc, thương phế binh VNCH, thì bị khinh rẻ và đối xử bất công trong cái XHCN-VN hiện nay. Để tiếp nối chương trình hôm nay, qua tiết mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết: “Số phận người thương binh Miền Nam sau cuộc chiến” của Xuân Hùng sẽ được Minh Nguyệt trình bày
Chiến tranh Việt Nam (1954- 1975) là một cuộc nội chiến, chứ không
phải là một cuộc chiến tranh giải phóng như tuyên truyền. Ngày nay, tài
liệu về chiến tranh Việt Nam rất phong phú, cho phép chúng ta nhìn nhận
lại hầu hết mọi khía cạnh của cuộc chiến. Miền Nam nhận hổ trợ của khối
tư bản, có sự tham chiến trực tiếp của Mỹ, miền Bắc nhận sự giúp đỡ của
khối cộng sản, có sự tham gia của hàng vạn cố vấn, binh lính Trung Quốc,
Liên Xô. Cuộc chiến đó đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho
dân tộc Việt Nam. Ngày 27/7 hàng năm, khắp cả nước, nơi nào cũng có
nhiều việc làm để tri ân những thương binh, tưởng nhớ các liệt sĩ, những
người ngã xuống cho đất nước độc lập thống nhất. Còn những người thương
binh bên thua cuộc thì sao, họ bị lãng quên ?.
Chiến tranh là mất mát, là đau thương, người mẹ lính bên nào mà không
đau lòng khi nghe tin con mình chết trận, trên chiến trường viên đạn
xuyên qua tim một người lính, ngày mai, khi tin về, viên đạn sẽ xuyên
qua tim một người vợ trẻ đang chờ chồng. Cuộc chiến chỉ chấm dứt khi có
một bên thắng, một bên thua, vì đất nước phải thống nhất. Nhưng những
việc làm của bên thắng cuộc đối với bên thua cuộc sau chiến tranh thật
không công bằng. Nhất là đối với các tử sỉ, thương phế binh. Họ dường
như bị loại ra khỏi lịch sử, bị coi là tội đồ, là ngụy là tay sai cho
ngoại bang đế quốc, những trang sách viết về họ nào là ác ôn, nào là tàn
bạo, những đóng góp của họ cho lịch sử dân tộc bị phủi sạch. Khắp cả
nước nơi nào cũng có đền, đài, để vinh danh chiến thắng trong cuộc nội
chiến ấy, các ngày lễ cũng được tổ chức long trọng. Trong khi những
người ngã xuống vì cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 -1984, bảo
vệ Biển đảo thì lại bị lãng quên. Người lính bên thua cuộc nằm xuống
không nghĩa trang, không đài tưởng niệm. Mộ phần nơi an nghỉ cũng không
được yên, hầu hết nghĩa trang đều bị đập phá, san bằng. Hành động này
không khác gì những hành động của vua chúa ngày xưa, thật không nên, vì
nó chỉ reo thêm hận thù vào lòng những người bên kia chiến tuyến. Khi
vào miền Nam nơi nào tôi cũng thấy có nhiều người cụt tay, cụt chân, mù
mắt thậm chí có người bị cụt cả hai chân, xin ăn, đàn hát, bán vé số ở
các bên xe, chợ, quán ăn...khi hỏi mới biết đó là những người thương
binh VNCH. Điều này tôi không hề được biết khi còn đang ở miền Bắc, vì
không ai kể, sách báo cũng không viết về họ.Dù chiến tranh đã đi qua 40
năm, nhưng người thương binh miền Nam vẫn còn bị chính quyền phân biệt,
kỳ thị. Nhìn họ, tôi lại nghĩ tới những người thương binh miền Bắc, được
nhà nước trả công cho những hi sinh của mình trong chiến tranh, có chế
độ, được chăm lo khi bệnh tật, con cái học hành cũng được ưu tiên, nghĩ
mà thấy bất công cho những người thương binh miền Nam. Họ bị coi là ngụy
quân, lính đánh thuê, quân bán nước, bị dồn vào các "trại chăn nuôi",
đẩy đi các vùng kinh tế mới. Thậm chí có người còn kể, khi mới vào Sài
gòn người ta đã đuổi những thương binh miền Nam ra khỏi Bệnh viện khi
vết thương con đang rỉ máu. Họ, những thương phế binh Miền nam, sống
thoi thóp, bị phân biệt, kỳ thị và chết đi trong uất hận căm hờn. Qua
nhiều câu chuyện kể của những nhân chứng còn sống ta có thể hình dung
được sự phân biệt đối sử đó tàn bạo và để lại hệ quả như thế nào. Có
nhiều người không chịu nổi cái khổ, cái nhục, không muốn tấm thân tàn
phế của mình làm gánh nặng cho gia đình đã tìm đến cái chết. Tất cả
những bất công đó chỉ do họ là thương binh bên thua cuộc. Mặc dù bị phân
biệt đối xử, sống cuộc đời khốn cùng nhưng những thương binh miền Nam
vẫn an ủi, giúp đỡ nhau sống. Những người chiến hữu của họ định cư ở
nước ngoài cũng gửi tiền về giúp đồng đội của mình. Sự thiếu thốn về vật
chất và bị đầy đọa về thể xác nhưng tinh thần họ vẫn tự do. Là lính họ
vẫn còn tình đồng đội, họ cũng có quyền tự hào về những vị tướng, về
binh chủng mà mình từng phục vụ.Chiến tranh kết thúc, đất nước thống
nhất, theo thời gian vết thương nào rồi cũng được hàn gắn. Bên thắng,
bên thua cũng điều là người Việt, cùng chung cuội nguồn, chung lịch sử,
người nằm xuống cũng đã xanh cỏ, người còn thì nay cũng đã ở cái tuổi
xưa nay hiếm. Rồi đây đất nước là của những thế hệ kế cận, họ không liên
quan tới cuộc chiến, vậy tại sao cứ mãi gieo rắc hận thù vào thế hệ trẻ
để lòng người một nước mãi ly tán. Các vị lãnh đạo Đảng khi nào cũng hô
hào "Hãy quên đi quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước", nhưng
việc làm của họ lại không đi đôi với lời kêu gọi nên tất cả điều vô
nghĩa. Thế hệ chúng ta là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử ấy, không thể
cải tạo lịch sử vì nó đã là quá khứ. Vì vậy hãy đấu tranh cho thực tại
để có một tương lai tốt đẹp, vì một nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng
–
Xuân Hùng
No comments:
Post a Comment