Chủ Nhật, ngày 12.07.2015
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,
Tuần trước chúng ta dừng lại ở sự kiện Gạc Ma, khi đảng cộng sản Việt
Nam hạ lệnh cho các binh sĩ (bộ đội) Việt Nam không được chống cự trước
sự tấn chiếm của Trung Cộng vào tháng Ba năm 1988. Đây là biến cố có hệ
lụy bất lợi lâu dài cho chủ quyền Việt Nam và tạo thêm một điều kiện vô
cùng thuận lợi cho Trung Cộng trong ý đồ xâm lấn Biển Đông và khống chế
lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Gạc Ma cũng là biến cố đánh dấu chính sách
tiếp tục qui phục Trung Cộng của đảng cộng sản Việt Nam sau thời kỳ
Mao-Hồ.
Chỉ hai năm sau sự kiện Gạc Ma, đảng cộng sản Việt Nam lại thực hiện
tiếp một hành động qui phục Trung Cộng một cách chính thức và toàn diện
hơn bằng một phái đoàn gồm các nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của đảng
cộng sản Việt Nam, trong đó có cả Phạm Văn Đồng - một lãnh đạo cộng sản
tiền bối từ thời Hồ Chí Minh và là người hạ bút ký "Công hàm 1958" -
thân chinh sang Trung Quốc để gặp lãnh đạo Trung Cộng. Những cam kết,
thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô 1990 cho tới nay vẫn bị đảng cộng sản
Việt Nam giấu kín, nhưng tất cả những gì diễn ra trên thực tế từ năm
1990 cho tới sự kiện Bãi Chữ Thập hiện nay hoặc theo tiết lộ chưa đầy đủ
của phía Trung Cộng đều cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đã phải cam kết
hỗ trợ, tiếp tay cho chính sách bành trướng của Trung Cộng để được
Trung Cộng ủng hộ, bảo trợ cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản
Việt Nam.
Thưa quí vị, quí bạn, từ sự kiện Gạc Ma tới nay, đa phần dư luận
trong nước đều qui sự qui phục Trung Cộng cho một số cá nhân lãnh đạo
của đảng cộng sản Việt Nam đương thời như Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh,
Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Phú Trọng. Hồi ký của cố Thứ
trưởng Ngoại giao cộng sản Trần Quang Cơ, người mới qua đời cách đây
không lâu, cũng thể hiện rõ quan điểm chỉ qui trách nhiệm bán nước cho
một số lãnh đạo cộng sản sau năm 1980 như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh.
Nhưng, theo chúng tôi, việc nhìn nhận trách nhiệm như thế không chỉ
thiếu sót mà còn bỏ lọt mất nguyên nhân gốc của chính sách phản động,
phản bội lại lợi ích dân tộc của đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam.
Trong chuyên mục tuần trước, chúng ta đã thấy rõ chính sách lệ thuộc,
qui phục, tiếp tay Trung Cộng của đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam
đã được hình thành ngay từ thời kỳ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm
Văn Đồng. Vì khởi nguồn đi theo một học thuyết ảo tưởng, Cộng sản chủ
nghĩa, đặt tinh thần giai cấp cao hơn tình nhân loại, tình đồng bào nên
Hồ Chí Minh và các đồng đảng đã không do dự loại bỏ, tiêu diệt mọi đảng
phái quốc gia Việt Nam phi cộng sản để liên minh với ngoại bang, chịu
nhận làm đồng minh đàn em của Mao Trạch Đông - một kẻ có tham vọng bá
quyền, thôn tính các nước lân bang trong đó có Việt Nam.
Có thể nói trong gần hai ngàn năm, kể từ khi Ngô Quyền lấy lại được
nền độc lập từ phương Bắc, tham vọng bá quyền của chính quyền phương Bắc
chưa bao giờ có được thuận lợi như trong thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự
cai trị của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Với vỏ bọc "anh em",
"đồng chí", "tình răng môi", "tinh thần quốc tế vô sản", chính quyền
cộng sản Việt Nam đã từng bước giúp đỡ, tạo điều kiện cho chính quyền
Trung Cộng phương Bắc chiếm được thêm rất nhiều lãnh thổ, lãnh hải và
đoạt được nhiều điều kiện thuận lợi để khống chế Việt Nam, khống chế
Biển Đông mà không phải mở những cuộc tấn công tổng lực, đại qui mô như
các triều đại trước đây.
Vì lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm kim chỉ nam cho hành động, Hồ Chí
Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã coi sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng
sản là mục tiêu tối hậu, coi việc bảo tồn quyền lợi cao nhất cho đảng
cộng sản là vấn đề "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Vì vậy, thực tế đã cho
thấy tất cả các thế hệ lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam, từ Hồ Chí
Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu,
Nông Đức Mạnh cho tới Nguyễn Phú Trọng, thậm chí cả những tướng lĩnh như
Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Anh, Phùng Quang Thanh, dù ở trong những hoàn
cảnh khác nhau, những thời kỳ khác nhau, với các chính sách đối nội, đối
ngoại có các điều chỉnh không giống nhau, nhưng tất cả họ có một điểm
chung giống hệt nhau là đều nhất tâm thà hi sinh quyền lợi dân tộc, hi
sinh danh dự và chủ quyền đất nước chứ nhất định không chịu để quyền
lãnh đạo (độc tôn) của đảng cộng sản bị mất hoặc phải chia sẻ với những
người Việt Nam khác.
Với một truyền thống bằng mọi giá phải giữ cho được sự độc quyền
trong việc lãnh đạo đất nước cùng với một bề dày tự nguyện gắn bó, phục
vụ đắc lực cho chính sách bành trướng thâm sâu của Trung Cộng để nhận
được sự hỗ trợ, bảo trợ về chính trị từ Trung Cộng trong suốt hơn nửa
thế kỷ qua, chúng ta cần phải đi đến một nhận định đau lòng nhưng thực
tế rằng cho dù có được Mĩ hậu thuẫn đảng cộng sản Việt Nam vẫn sẽ mãi
mãi nằm trong vòng tay của Trung Cộng nếu như đảng cộng sản Việt Nam vẫn
không tôn trọng nhân quyền, vẫn không chấp nhận đảng phái đối lập.
Dian và Tiến Văn thân chào tạm biệt và xin tiếp tục trong chuyên mục tuần tới.
Tiến Văn
12/07/2015
No comments:
Post a Comment