Thứ Sáu, ngày 31.07.2015
Nhân cuộc hội thảo lần thứ 8 của Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ vừa kết thúc tại El Salvador…”. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDT/CNTQ, về nhu cầu cần phải có một nền dân chủ tại Việt nam, để đẩy mạnh phát triển đất nước qua sự trình bày của Hải Nguyên và đây cũng là tiết mục kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Dân chủ được hiểu nôm na là "quyền lực thuộc về người dân". Ý niệm
dân chủ này đã phát xuất tại Athens, thủ đô xứ Hy Lạp từ năm 507 trước
Công Nguyên, trong thời kỳ mà chế độ nô lệ rất thịnh hành. Hy Lạp nơi
đãsản sinh ra những nhân tài như Socrates, Alexander Đại Đế, Aristotle,
Plato, Pythagoras, Archimedes, Euclid...
Tuy ý niệm dân chủ đã có từ lâu như thế, nhưng nó đã không dễ dàng
đến với mọi người cho đến ngày hôm nay, bởi lẽ quyền bính vẫn luôn là
một cám dỗ có sức mạnh ghê gớm, hơn cả tình và tiền. Có quyền rồi, thì
dễ có những thứ mình muốn, đó là một thứ cám dỗ bắt nguồn từ cá nhân,
diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Một khi quyền lực thuộc về người dân, thì nó đi ngược với độc tài,đó
là nói trên phương diện quốc gia hay nhà nước. Độc tài thể hiện rõ nhất
trong các chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng dần dà độc tài biến thể sang
những chế độ cai trị khác, còn tinh vi và tàn bạo hơn quân chủ nhiều,
đó là độc tài đảng trị nói chung. Quân chủ thì chỉ một mình ông vua có
quyền, nhưng đảng thì do nhiều cái đầu họp lại, nên sẽ tinh ma, quỉ
quyệt hơn. Đảng cũng có nhiều thứ đảng, trong ấy đứng đầu về độc tài và
tàn ác, chính là đảng cộng sản, điều này chúng ta không cần bàn cãi nữa.
Những giá trị và hoa trái của dân chủ đem đến cho xã hội ra sao,
chúng ta cũng không cần nói đến ở đây, vì tự nó luôn là một mục tiêu mà
hầu như ai cũng muốn có. Chính vì dân chủ là một khát vọng chung, nhưng
chưa đến với tất cả xã hội, nên mới có những tổ chứcđi gieo rắc hạt mầm
dân chủ trên thế giới. Một trong những nỗ lực ấy là Công Đồng Các Quốc
Gia Dân Chủ, ra đời năm 2000, tên gọi quen thuộc là "Community of
Democracies", do sáng kiến của cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Madelein
Albright và ngoại trưởng Ba Lan, giáo sư Bronislaw Geremeck.
Khởi thủy sáng kiến này có rất ít quốc gia hưởng ứng, nhưng sau 15
năm hoạt động qua 7 lần hội thảo, cứ mỗi 2 năm một lần, diễn ra ở nhiêu
nơi khác nhau trên thế giới, thì lần thứ 8 này, cuộc hội thảo có tên là
"VIII Ministerial Conference Community of Democracies – Democracy &
Development – Hội Thảo Lần Thứ 8 cấp Bộ Trưởng Cộng Đồng các Quốc Gia
Dân Chủ, bàn về Dân Chủ và Phát Triển",vừa diễn ra trong các ngày 22-24
tháng 7, 2015 tại San Salvador, thủ đô nước El Salvador, Nam Mỹ. Hội
thảo đã qui tụ gần 1000 đại biểu thuộc 75 phái đoàn, đến từ 60 quốc gia
trên thế giới. Các phái đoàn đến tham dự rất đa dạng, gồm đại diện chính
phủ, quốc hội, xã hội dân sự, giới trẻ, chuyên ngành. Tuy không có các
lãnh tụ quốc gia tham dự, nhưng nhiều vị nguyên thủ đã gửi thông điệp,
hay lời chúc mừng đến hội nghị, trong số ấy có Tổng Thư Ký Liên Hiệp
Quốc Ban Ki-Moon, TT Hoa Kỳ Barack Obama.
Mục đích chính của tổ chức khi thành lập là đẩy mạnh tiến trình dân
chủ trên toàn thế giới, và nêu ra những giá trị và thành quả do nền dân
chủ đem lại. Đại hội lần thứ 8 này đã gắn kết hai lãnh vực dân chủ và
phát triển với nhau, như hai chân của một con người. Ngoài việc kiểm
điểm hoạt động dựa vào Bản Tuyên Bố Chung Warsaw năm 2000, và đánh giá
thành quả thu hoạch được trong 2 năm vừa qua, đồng thời bàn giao quyền
điều hành trong nhệm kỳ 2 năm tới, lần này đến phiên Hoa Kỳ đảm nhiệm.
Trở lại với chủ đề cuộc hội thảo, chúng ta phải nhìn nhận rằng, tuy
thế giới đã có nhiều tiến bộ, nhất là lãnh vực khoa học công nghệ thông
tin, có khả năng đem sự hiểu biết của nhân loại đến mọi ngõ ngách của
địa cầu; nhưng trên thế giới vẫn còn nhiều vùng tối, che khuất bởi độc
tài, kéo dài tình trạng chậm tiến, nghèo đói, lạc hậu, nên ánh sáng dân
chủ chưa đến được, hay đến nhưng lại bị bẻ cong bởi những cá nhân hay tổ
chức, vẫn quyết tâm duy trì quyền lực cho phe nhóm để trục lợi. Vì vậy
mục tiêu phát triển phải được đẩy mạnh, trong ấy phát triển ý thức dân
chủ trở thành mũi nhọn cho những ngày tháng tới. Khi ý thức dân chủ đã
thấm sâu vào mọi tầng lớp xã hội, thể hiện bằng những sinh hoạt cụ thể
qua các tổ chức xã hội dân sự, thì lúc ấy độc tài mới bị đẩy lui.
Hoàn cảnh VN hôm nay, do hệ quả của những biến cố lịch sử, chúng ta
phải nhìn nhận rằng, dân chủ vẫn còn là một giấc mơ, là một khát vọng
chung của dân tộc, mà lẽ ra chúng ta đã được hưởng từ lâu rồi.
Trong 70 năm đảng CSVN lãnh đạo Miền Bắc, và 40 năm lãnh đạo cả nước,
họ luôn luôn đề cao dân chủ, nói đến dân chủ, hứa hẹn đẩy mạnh dân chủ,
nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, rằng lời nói và việc làm hoàn
toàn khác nhau. Nhưng phải công bằng mà nói rằng, dân chủ có được áp
dụng, nhưng chỉ ở thượng tầng trong nội bộ của đảng CS mà thôi, nghĩa là
quyết định thuộc về đa số đấy, nhưng phe thiểu số thì, một là tuân thủ,
hai là bị loại trừ, không khoan nhượng, không chấp nhận phản biện.
Chính vì vậy, nhìn chung cả nước, từ người dân đến những đảng viên chỉ
biết tuân thủ, làm theo những gì do đảng quyết định. Ai nói khác, làm
khác là phản động, là thế lực thù địch, nếu không bị vào tù thì cũng bị
trù dập, không ngóc đầu lên được.
Đất nước chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tiến đến dân chủ, mà
không có dân chủ thật sự, thì không thể phát triển tốt đẹpđược, vì vậy
bước đầu tiên là phái thiết lập nền dân chủ, chấp nhận sự khác biệt
chính kiến, chấp nhận những sáng kiến đa chiều để làm phong phú đất
nước. Những ý tưởng này đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng lại quá
khó thực hiện đối với đảng CSVN, vì như thế, họ sẽmất độc quyền lãnh
đạo, và mất các quyền lợi đang thủ đắc. Nhưng không có chế độ nào và
vĩnh viễn, qui luật tất yếu của lịch sử đã chứng minh như thế, Việt Nam
cũng không là ngoại lệ.
Cám ơn quí thính giả đã lắng nghe quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment