Thứ Năm, 16.07.2015
Kính thưa quý thính giả, đã ở vào thế kỷ 21 nhưng chế độ độc tài toàn trị csVN vẫn chỉ muốn áp dụng những luật lệ theo ý muốn cai trị hà khắc của họ hơn là theo đuổi những luật lệ mà các nước văn minh đang áp dụng để bảo vệ con người. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" QUYỀN IM LẶNG: MUỘN CÒN HƠN KHÔNG! " của Nguyễn Đăng Quang qua sự trình bày của Nguyên Khải
Kỳ Họp thứ 9 Quốc Hội Khóa XIII đang thảo luận và cho ý kiến về Dự án
Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi. Tranh luận sôi nổi nhất là về quy định
"Quyền im lặng " . Nhiều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến
phản đối. Về những ý kiến phản đối, nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy
có các ý kiến của một số vị ĐBQH "có máu mặt", phần lớn trong số này là
ĐB cấp tướng của ngành Công an. Đáng nhẽ các ĐBQH(đại biểu quốc hội)
này phải là những người nếu không khởi xướng thì ít nhất cũng phải là
những ĐB đầu tiên giơ tay tán thành điều luật này mới phải! Do vậy đã có
nhiều bài viết cả trên báo in cũng như trên báo mạng cho rằng các vị
này hoặc là trình độ hạn hẹp yếu kém, hoặc là muốn giành thuận lợi cho
ngành mình và đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người dân gánh chịu! Thậm
chí, hôm 27/5/2015, tại diễn đàn QH có một ĐB tên Đỗ Văn Đương, Tiến sỹ
luật, ông này không là ĐB thường mà là ĐB chuyên trách, còn là Ủy viên
thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội. Ông này lớn tiếng cho rằng:
"Quyền im lặng không phải là quyền con người!" Ông ta sau đó còn to mồm
hơn để chính trị hóa vấn đề, khi khẳng định: "Quyền im lặng gọi đúng ra
là "quyền im mồm". Vì thực chất đây (xin trích nguyên văn) là: "Âm mưu
diễn biến hòa bình, là chống lại nhân dân".
Vậy "Quyền Im lặng" là gì? Trước hết phải khẳng định"Quyền im lặng"
không phải là "Quyền im mồm" như ĐB Đỗ Văn Đương suy diễn, càng không
phải là "Âm mưu diễn biến hòa bình, chống nhân dân" như ĐB Đương quy
chụp!
"QUYỀN IM LẶNG ở đây là quyền của nghi phạm không buộc phải đưa ra
lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội."
Trước khi tìm hiểu về QUYỀN IM LẶNG theo nội dung nói trên, ta hãy đề
cập đến một thực trạng đau lòng trong cuộc sống, đó là rất nhiều trường
hợp không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới do ít hiểu biết về
pháp luật, đồng thời do bị dọa dẫm, khủng bố về tinh thần mà nhiều người
bị tình nghi, nhất là đối với vị thành niên, người dân tộc thiểu số,
người vốn yếu bóng vía, v.v... khi bị công an triệu tập lần đầu tiên đã
mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, dẫn đến không làm chủ được hành vi.
Lại có những trường hợp do bị CQĐT (cơ quan điều tra)bức cung, ép cung
hay bị tra tấn, nhục hình hoặc do bị cả 2 hình thức trên mà nhiều nghi
can buộc phải nhận những hành vi, tội lỗi mà mình không thực hiện hoặc
những tội danh mà mình không hề phạm phải. Thực tế đau xót này dẫn đến
oan khiên cho nhiều người dân vô tội mà ở VN gần đây nhất là vụ án oan
sai điển hình Nguyễn Thanh Chấn. Vụ án oan khiên này đã bộc lộ rất rõ
thực trạng vi phạm pháp luật không chỉ của 1 mà của cả 3 cơ quan thực
thi pháp luật ở nước ta là Điều tra (Công an), Truy tố (Viện Kiểm sát)
và Xét xử (Tòa án). Vì vậy, nhằm mục đích tránh oan sai cho người dân và
để nghiêm cấm các cơ quan điều tra và thực thi pháp luật sử dụng các
thủ đoạn như mớm cung, ép cung, bức cung hoặc tra tấn, nhục hình nhằm ép
những người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo... phải nhận tội trong
khi rất nhiều quốc gia trên thế giới hàng trăm năm qua đã áp dụng
nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI.
Vậy nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI là gì? Nguyên tắc này bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
Các nghi phạm khi bị CQĐT bắt giam phải được coi là không có tội cho
đến khi có bản án kết tội có hiệu lực và đúng pháp luật của Tòa án.
Việc thu thập, điều tra và tìm ra chứng cứ để chứng minh một ai đó
phạm tội là nhiệm vụ và trách nhiệm của CQĐT chứ không thể là lời khai
hoặc thú nhận của nghi phạm.
Mọi chứng cứ nghi ngờ về tội phạm của người bị tình nghi nếu không
được chứng minh thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị
tình nghi (Nghĩa là phải coi người đó là vô tội).
Ở các quốc gia có nền tư pháp tiên tiến, lấy quyền và lợi ích của
người dân làm trung tâm, CQĐT muốn kết tội một nghi can nào đó thì phải
chứng minh người đó có tội qua các chứng cứ phạm tội của họ. Luật pháp
nước họ không cho phép dùng lời khai trong biên bản lấy cung mà các nghi
can bị buộc phải nhận trong thời gian họ giam giữ tại CQĐT để làm căn
cứ buộc tội họ. Nếu CQĐT không chứng minh được ngườiđó có tội theo đúng
quy trình pháp lý thì phải coi người đó là không phạm tội!
Để thực hiện nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI trong Tố tụng hình sự, đa
phần các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều cho phép áp dụng quy định
QUYỀN IM LẶNG đối với các nghi can khi bị tạm giam, tạm giữ.
Nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI gắn liền với quy định QUYỀN IM LẶNG đã
được Liên Hiệp Quốc thừa nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 và Công
ước Quốc tế về quyền Chính trị và Dân sự (ICCPR) năm 1966. Nguyên tắc
SUY ĐOÁN VÔ TỘI trong đó bao gồm nội dung QUYỀN IM LẶNG được Nhà nước
Việt Nam gián tiếp cam kết áp dụng qua việc gia nhập và phê chuẩn 2 văn
kiện quan trọng này của LHQ vào ngày 24/9/1982.
Chỉ riêng vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn cũng đã quá đủ để cho nghành Tư
pháp phải rút ra bài học xương máu, nhanh chóng từ bỏ suy nghĩ sai
lầm để bắt kịp thế giới văn minh, thực thi ngay quy định QUYỀN IM LẶNG
và nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI sau khi được Quốc Hội thông qua. Những
người phản đối nguyên tắc này đã tự cho thấy rõ họ là ai và trình độ,
suy nghĩ của họ thấp kémđến mức nào! Thiết tưởng, việc luật hóa để áp
dụng và thực thi nguyên tắc này bây giờ cũng đã là quá muộn, song còn
tốt hơn là không bao giờ!
Nguyễn Đăng Quang
No comments:
Post a Comment