Thứ Hai, ngày 27.07.2015
Quý thính giả thân mến, một chính quyền lúc nào cũng tuyên bố là lo cho dân, tập đoàn CSVN luôn luôn suy tôn giới nông dân, nhưng thực tế nhìn lại trong quá khứ cho đến hiện tại, đảng CS chỉ thụ hưởng trên xương máu của giai cấp công nông. Thật vậy, nếu CS chỉ quan tâm đến một phần nhỏ quyền lợi của nông dân thì sẽ không xảy ra các bi kịch đau thương cho họ, chỉ vì cả tin vào các tên lái buôn gian ác Trung cộng mà cửa nhà tan hoang, nợ ngân hàng cao ngất ngưỡng. Qua tiết mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, đài ĐLSN xin gửi đến quý thính giả bài viết của Thanh Hải có tựa đề “Mậu dịch vùng biên” sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây
Sau Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990. Năm 1991, việc bình
thường hóa quan hệ Việt –Trung được xác lập, cửa khẩu biên giới Việt-
Trung được mở cửa, quan hệ mậu dịch hai bên trở nên sinh động, nhất là
hàng hóa qua biên giới theo con đường tiểu ngạch diễn ra đa dạng, phong
phú. Những năm đầu của thời kỳ mở cửa, việc đầu tiên là hai bên xúc tiến
việc xây dựng chợ biên, bên kia có chợ thì bên này cũng có chợ đối
xứng.
Đây là nơi diễn ra việc trao đổi, mua bán hàng hóa sôi động nhất.
Hàng Trung quốc ồ ạt vào Việt nam là các mặt hàng tiêu dùng, bao gồm
quần áo, dày dép, các đồ chơi trẻ em, rượu, bia, nước ngọt, hàng điện
tử, bánh kẹo, thuốc lá... hàng Việt nam sang Trung quốc là những mặt
hàng nông sản như hoa quả, thực phẩm tươi, các loại động vật thuộc danh
sách bị cấm nghiêm ngặt trong việc săn bắt ở trong nước, các cây dược
liệu quý hiếm ở những vùng sâu, vùng xa, núi cao, rừng già, đáy sông,
đáy biển, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ... Sâu trong nội địa Việt nam
xuất hiện các thương lái Trung quốc đến đặt mua hàng mà phía Trung quốc
cần, họ đặt mua các loại động, thực vật quý như con Công, gà Lôi, gà
rừng, Tê tê, sừng Tê Giác, ngà voi, rắn rết, trăn, tắc kè, khỉ, vượn
v.v. cùng các loại cây thuốc dược liệu truyền thống như Ba Kích, Hà Thủ
ô, các loại phong lan cùng hàng trăm các loại cây quý hiếm khác. Vậy là
người dân Việt nam người lên rừng, kẻ leo núi, người lặn lội đáy sông,
đáy biển lần tìm những thứ người Tàu cần mua kiếm lời. Cảnh đó diễn ra
trong suốt thời gian dài đến cả chục năm và chỉ đến khi các loại động,
thực vật trên ở Việt nam bị tuyệt chủng mới thôi. Đến nay nhìn lại núi
rừng xơ xác, kiệt quệ, đá trơ trọi. Núi rừng Việt nam vắng bóng các loại
chim hót, vượn kêu, hổ, báo gầm, Chỉ còn lại con người tàn nhẫn gắn với
thiên nhiên kiệt quệ. Người Trung quốc sáng ra vượt biên sang Việt nam
bán hàng, tối về bên kia biên giới ngủ nghỉ. Hàng Trung quốc rẻ, có
những mặt hàng giá rẻ đến ngạc nhiên, bởi vì người Trung quốc sản xuất
ra khối lượng hàng hóa khổng lồ, dân Trung quốc là một trong những dân
tộc tiết kiệm trong tiêu dùng nên lượng tiêu thụ trong nội địa chỉ chiếm
khoảng 35-37% tổng số hàng hóa sản xuất trong nước. Số còn lại phải
bằng mọi cách đẩy ra nước ngoài tiêu thụ. Trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới lâm vào khủng hoảng, việc xuất khẩu hàng hóa Trung quốc sang các
nước Châu Âu giảm sút, sản phẩm tồn kho lớn, chất lượng xuống cấp, mẫu
mã lỗi thời nên buộc phải bán tống tháo sang các nước lân cận với giá cả
rẻ mạt. Việt nam, một thị trường lý tưởng để tiêu thụ hàng tồn kho của
Trung quốc. Hiện tượng không bình thường được diễn ra trong việc Trung
quốc thu mua một số mặt hàng như móng trâu, bò, ngựa với giá cả khá cao,
hấp dẫn được diễn ra trong nhiều năm vào thời kỳ mới mở cửa.Và thế là
nạn trộm cắp súc vật, chặt trộm móng trâu, bò, ngựa nổi lên thành vấn
nạn không những ở vùng giáp biên mà còn nằm sâu trong nội địa Việt nam.
Kết cục đàn trâu, bò Việt Nam nhất là vùng giáp biên giảm sút nghiêm
trọng, sức kéo của người nông dân bị hụt hẫng, giá súc vật cày kéo đội
lên cao ngất ngưởng. Đổi lại các lọai máy cày cầm tay của Trung quốc
tràn ngập vào Việt nam phục vụ cho nhu cầu thay sức kéo truyền thống.
Vùng giáp biên xuất hiện các thương lái người Việt sang Trung quốc rước
từng đàn trâu, bò của dân Trung quốc về Việt nam bán kiếm lời. Sự kiện
mà làm mọi người sửng sốt cho đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi, số
là bỗng nhiên suốt từ Bắc chí Nam trên đất Việt bùng phát chiến dịch
thu mua lá sắn, lá điều với giá hấp dẫn, tính ra còn cao hơn giá của củ,
quả, hạt khi thu hoạch. Người người tham gia, nhà nhà tham gia chặt phá
lấy lá phơi khô đem bán cho các điểm thu mua do người Trung quốc đứng
ra gom. Chiến dịch đang đi vào hồi kết, sản phẩm chất chồng đống ở mọi
nhà, mọi thôn xóm, đùng người Tàu bỏ chạy biệt tăm hơi, dân ngơ ngác
người này nhìn người kia, trông đợi từng ngày chẳng có thông tin phản
hồi, cuối cùng buộc phải đem đốt lấy ít tro làm phân bón. Như thường lệ
hàng năm vào vụ thu hoạch Vải thiều và Dưa hấu, mặt hàng nông sản lớn ở
Việt nam, mặt hàng này bán chạy nên giá cao, thu hoạch trong thời gian
ngắn. Hàng chủ yếu được chuyển sang Trung quốc, năm nào cũng vậy, đầu
mùa hàng được chở sang biên giới ,cũng là thời điểm Trung quốc bắt đầu
giở trò ép cấp, ép giá, thủ tục thuế quan rườm rà, làm cho hàng ứ đọng,
có những thời điểm xe chở hàng xếp dài đến cả chục km trên tuyến biên
giới. Trời nóng nực, hàng phân hủy nhanh, chủ hàng buộc phải tìm chỗ đổ
đi, để xe quay về . Những mất mát to lớn cứ lặp đi, lặp lại năm này qua
năm khác mà không rút được kinh nghiệm.
Thất thoát đã hơn hai chục năm qua kể từ khi cửa khẩu mở cửa, việc
mua bán, trao đổi hàng hóa hai bên giữa Việt nam- Trung quốc diễn ra
trong tình thế " lợi bất cập hai". Nhà nước cộng sản Việt nam tỏ ra vô
trách nhiệm với đất nước ,bằng cách làm ngơ trước mọi diễn tiến xâm hại
đến tài nguyên thiên nhiên quốc gia và quyền lợi của người nông dân
trong một quá trình dài mà không hề có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Mặt khác nó cũng bộc lộ sự yếu kém trong việc quản lý điều hành đất
nước, bất lực trước những âm mưu triệt hạ nền kinh tế nước ta của giới
hữu trách Trung cộng. Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thanh Hải
No comments:
Post a Comment