Thứ Sáu, ngày 17.07.2015
Chắc chắn thành quả lớn nhất mà ông Nguyễn Phú Trọng đạt được trong chuyến Mỹ du vừa qua, là Hoa Kỳ cam kết tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam…”. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDTCNTQ, với tựa đề: “Còn CS, Đất Nước Còn Chậm Tiến, Nghèo Đói Và Lạc Hậu”. qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Câu nói "theo Mỹ thì mất đảng, theo Tàu thì mất nước" trong dân chúng
Việt Nam từ mấy năm qua, nay xem ra vế thứ nhất không còn chính xác
nữa, bởi sự kiện đã được chứng minh ngược lại rằng theo Mỹ vẫn không mất
đảng, còn theo Tàu thì sẽ mất cả nước và mất luôn cả đảng nữa!
Trong những ngày ỡ Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn của đảng
CSVN đã được chính phủ Hoa Kỳ, từ TT Obama, phó TT Joe Biden và nhiều
viên chức cao cấp khác tiếp đón rất niềm nở, tạo cho cuộc thăm viếng một
không khí nồng ấm, thân thiện, nên cả hai bên đều cho rằng đây là một
cuộc "thăm viếng lịch sử", bởi lẽ ông Trọng là người giữ vị trí cao nhất
trong đảng CSVN, còn có thực quyền hay không, đó lại là một vấn đề
khác. Sở dĩ phải nói như thế, vì trong nguyên tắc tổ chức quản trị thì
việc thống chỉ huy "unity of command" phải rất minh bạch rõ ràng, nói
theo ngôn ngữ bình dân thì "mỗi nước chỉ có một vua", nên Mỹ coi ông
Trọng là "vua" của Việt Nam Cộng Sản, vì vậy muốn thảo luận những vấn đề
trọng đại của quốc gia, tất nhiên phải nói chuyện với người cao nhất
của quốc gia ấy.
Sự việc TT Obama tiếp đón ông Trọng, đã được đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius
giải thích, khi tiếp xúc với các tổ chức đấu tranh, và cộng đồng Người
Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California một tuần sau đó, đại ý: rút kinh
nghiệm từ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ-Cuba, suốt hơn 50 năm, HK cấm vận Cuba
mà không giúp được gì để cải thiện đời sống cho người dân xứ này, nay
HK phải thay đổi chính sách bằng con đường mở cửa, nối lại bang giao, đó
là chính sách thực tiễn và hiệu quả. Còn đối với Việt Nam, HK luôn kêu
gọi cải thiện nhân quyền, mở rộng dân chủ, đòi trả lại tự do cho người
dân, nhưng kết quả 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, những
đòi hỏi ấy chưa đạt được bao nhiêu. Đó là lý do mà TT Hoa Kỳ đi đến
quyết định thay đổi phương cách tiếp cận như đã diễn ra.
Đứng về phía CSVN, ngoài những thành quả đạt được trên mặt hình thức,
như được tiếp đón tại phòng bầu dục, được Phó TT khoản đãi ở bộ ngoại
giao, được đọc diễn văn ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược CSIS; ngay cả
việc ký kết các thỏa thuận thương mại, như không đánh thuế hàng hóa hai
lần trong giao thương, hay hứa hẹn cho VN gia nhập khối mậu đich TPP.
Những thành quả ấy sẽ đem lại phần nào ích lợi cho người dân VN, nhưng
không có lợi lớn cho đảng CS. Thành quả lớn nhất mà ông Trọng và phái
đoàn mong đợi là Hoa Kỳ "cam kết tôn trọng thể chế chính trị của Việt
Nam", nói trắng ra là nhìn nhận thể chế độc tài độc đảng tại Việt Nam do
đảng CS lãnh đạo. Điều này được ông trọng nhắc đi nhắc lại trong bài
diễn văn hôm 8 tháng 7 tại trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược, ông nói
nguyên văn: "Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tích cực trong 20 năm
qua trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế,
đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị
của nhau và hợp tác cùng có lợi.
Cũng trong bài phát biểu ấy, ông nói tiếp: "Về chính trị-an ninh,
chúng tôi ủng hộ quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể
chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
Thật ra chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn đi theo con đường thực
dụng, như câu nói được nhiều người nhắc đến là "Không có kẻ thù vĩnh
viễn, không có bạn hữu trường cửu, mà chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh
viễn"; điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác nữa. Quyền lợi của
chính quốc gia mình phải ưu tiên hàng đầu, cụ thể là trong thời kỳ Chiến
Tranh Lạnh, Nga-Mỹ đối đầu, có những lúc căng thẳng đến ngộp thở, nhưng
vẫn có những giao thương buôn bán, trao đổi khoa học, văn hóa, nghệ
thuật....vì vậy, hôm nay chỉ còn vài quốc gia trên thế giới chưa có quan
hệ ngọai giao với HK, điều ấy đủ cho thấy thể chế chính trị của đối tác
không là vấn đề trong chính sách đối ngoại của nước này. Việt Nam Cộng
Sản cũng không phải là biệt lệ.
Vậy khi chính sách mới này được khai triển sâu rộng, để nâng cao sự
hợp tác Mỹ-Việt trong quan hệ song phương, thì điều gì sẽ xảy ra? Trả
lời câu hỏi này, đại sứ Ted Osius tỏ vẻ lạc quan, cho rằng đây là cơ hội
tốt cần nắm bắt để giúp VN cải thiện nhân quyền, tiến tới dân chủ, phát
triển kinh tế vân vân. Đi xa hơn nữa Ông còn trưng ra tỷ lệ 92% người
Việt Nam muốn thân thiện với HK, trong khi ấy một tỷ lệ rất nhỏ muốn
thân thiện với Trung Cộng, từ đó, hiệu ứng tất yếu là VN sẽ xa dần tầm
ảnh hưởng của Bắc Kinh!?
Đứng trên quan điểm của một thành phần không nhỏ người Việt Nam, và
dựa vào thực tế chính trị trong 70 năm qua, nhất là từ 1975 đến nay,
chúng tôi tin rằng, chính sách mới của HK tuy có đem lại một chút hy
vọng cho Việt Nam, nhưng cũng giúp cho đảng CS trụ được lâu hơn, để tiếp
tục đàn áp người dân khốc liệt hơn, tiếp tục tham nhũng, bòn rút xương
máu của người dân nhiều hơn. Thực tế đã cho thấy thể chế độc tài CS
không thể làm cho dân giàu nước mạnh, không thể đưa đất nước tiến lên,
mà trái lại đang đưa VN đến nghèo đói lạc hậu, chậm tiến. Nên cho dù
chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm đến thể chế chính trị VN, đó là vấn đề
của Hoa Kỳ, còn người dân Việt Nam lại rất quan tâm, và cần thiết phải
thay đổi thể chế này bằng một thể chế dân chủ, pháp trị và đa nguyên
càng mau càng tốt.
Vì vậychọn lựa thể chế chính trị cho tương lai Việt Nam phải do chính
người dân Việt Nam quyết định lấy, không cậy dựa, không chờ đợi vào bất
cứ thế lực nào. Lực Lượng Cứu Quốc đang cùng với những người yêu nước,
đẩy mạnh công cuộc thay đổi này.
Cám ơn quí thính giả đã lắng nghe quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment