NGƯỜI DÂN MIỀN TÂY LO SỢ CHIẾN TRANH SẼ BÙNG NỔ Ở BIÊN GIỚI VIỆT - MIÊN
Nhiều người dân sống giáp biên giới Việt – Miên đang lo sợ là sẽ nổ
ra một cuộc chiến mới, sau khi nhà cầm quyền và phe đối lập Campuchia
lên tiếng cáo buộc VN đã lấn chiếm lãnh thổ của họ.
Cần nhắc lại là vùng biên giới hai nước đã diễn ra một số vụ xung
đột, và hơn 2 ngàn người Campuchia đã kéo đến các cột mốc giáp giới hai
tỉnh Svay Rieng và Long An vào hôm 19/7 để thể hiện chủ quyền. Mặc dù
cuộc biểu dương lực lượng này diễn ra một cách ôn hòa, dưới sự bảo vệ an
ninh của hai nước nhưng đã khiến cho nhiều người dân Việt sống dọc theo
biên giới cảm thấy bất an, kể cả những người Miên ở bên kia biên giới.
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, Sar Kheng, vào hôm thứ Hai cũng lên tiếng
kêu gọi dân Miên ở biên giới hãy bình tĩnh trong khi giới chức hai nước
đang mở các cuộc đàm phán. Ông Kheng cũng ra lệnh giới chức địa phương
phong tỏa các hành lang xuyên qua biên giới và bắt giữ bất cứ ai không
tuân lệnh. Trong khi đó thì nhà cầm quyền VN lại cáo buộc những vụ xung
đột vừa qua là do các thành phần quá khích của Campuchia gây ra.
MỘT SỐ QUAN CHỨC BỊ MANG RA LÀM DÊ TẾ THẦN SAU VỤ ĐỐN HẠ CÂY XANH Ở HÀ NỘI
Sau nhiều tháng điều tra, nhà cầm quyền Hà Nội vào hôm qua loan báo
việc trừng phạt một số quan chức liên quan đến chiến dịch đốn hạ hàng
ngàn cây cổ thụ ở thành phố này.
Theo thông cáo thì quan chức cao cấp nhất bị mang ra làm dê tế thần
là phó chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Quốc Hùng, với hình phạt là "phải làm
kiểm điểm để rút kinh nghiệm". Con dê thứ nhì là phó giám đốc Sở xây
dựng Hà Nội, Hoàng Nam Sơn, bị cảnh cáo và tước quyền phụ trách các vấn
đề xây dựng hạ tầng. Và cuối cùng là một số quan chức cấp thấp sẽ bị
cách chức là Trần Trọng Hiếu, trưởng phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật
thuộc Sở xây dựng và Trần Ngọc Hùng, trưởng phòng giám sát cây xanh cũng
thuộc Sở xây dựng. Một số thuộc hạ của hai quan chức này thì bị đuổi
việc hay chỉ bị khiển trách.
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DẤU KHÍ VIỆT NAM BỊ CÁCH CHỨC VÀ BẮT GIAM
Chỉ mấy ngày sau khi bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách chức, chủ tịch
tập dầu khí quốc gia PVN, ông Nguyễn Xuân Sơn, vào hôm qua đã bị công
an ra tay bắt giữ và khám xét tư gia với cáo buộc "cố ý làm trái, gây
thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế".
Cần biết là vào hôm Chủ nhật 19/7 vừa qua, Thủ tướng Dũng ký quyết
định ngưng chức ông Sơn khiến ông này bị sốc, phải nhập viện vì bị "tăng
huyết áp". Giới truyền thông quốc doanh vào sáng hôm qua vẫn còn loan
tin là ông Sơn bị điều chuyển về bộ công thương, nhưng đến 6 giờ chiều
hôm qua thì công an ập vào bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, đọc lệnh bắt
giam, áp giải ông Sơn ra xe và đưa về tư gia để lục soát hồ sơ.
Điều đáng chú ý là ông Nguyễn Xuân Sơn đã tháp tùng trong phái đoàn
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào hai tuần trước. Một bản tin
trên trang mạng của tập đoàn này vào ngày 8/7 có đăng hình ông Sơn ký
một thỏa ước hợp tác với tập đoàn Murphy Oil của Mỹ, dưới sự chứng kiến
của ông Trọng.
Trong một diễn biến khác thì chính phủ Thụy Sĩ vào tuần qua ra lệnh
cấm bán cho VN một số thiết bị giám sát do một công ty Thụy Sĩ sản xuất
với lý do là bạo quyền Hà Nội có thể lạm dụng kỹ thuật này để gia tăng
đàn áp về nhân quyền. Loại máy này có tên là IMSI catcher, một dụng cụ
giám sát tí hon có thể ghi nhận toàn bộ các số điện thoại đang xử dụng
trong một khu vực nhất định.
CHÍNH PHỦ ÚC TỪ CHỐI TIẾT LỘ VỀ SỐ PHẬN MỘT NHÓM THUYỀN NHÂN VIỆT
Thủ tướng Úc Tony Abbott vào hôm qua đã từ chối trả lời về số phận
của một chiếc tàu chở thuyền nhân VN bị Hải quân Úc chận giữ ở ngoài
khơi tiểu bang Tây Úc. Ông Abbot tuyên bố là chủ trương của chính phủ
ông là không tiết lộ chi tiết về bất cứ vụ ngăn chận nào ở trên biển để
bọn buôn người không thể nắm bắt tin tức.
Như tin đã loan vào hôm qua, chiếc tàu VN này bị phát giác ở ngoài
khơi thành phố Dampier khoảng 140 cây số. Đây là lần đầu tiên, kể từ khi
chính phủ Abbott thành công trong việc ngăn chận làn sóng thuyền nhân,
một chiếc tàu đã lọt vào hải phận Úc.
Cần nhắc lại là vào tháng 5 vừa qua, hải quân Úc đã chận được một chiếc tàu chở 46 người VN và sau đó chở họ về lại VN.
HẢI QUÂN TRUNG CỘNG LẠI TẬP TRẬN QUI MÔ Ở BIỂN ĐÔNG
Đài truyền hình Trung Cộng vào hôm qua loan báo là hạm đội Nam Hải
của xứ này đã mở cuộc tập trận đổ bộ với qui mô lớn nhằm nâng cao khả
năng chiến đấu tại Biển Đông, chỉ mấy ngày sau khi chính phủ Philippines
loan báo tăng cường thêm số lượng máy bay và chiến hạm trú đóng ở căn
cứ Subic Bay.
Theo đài truyền hình Trung Cộng thì cuộc tập trận này đã điều động
một lữ đoàn thủy quân lục chiến và các phi đội trực thăng hải quân, với
các tàu đổ bộ loại mới và đã diễn ra trong vòng một ngày hai đêm. Tuy
nhiên đài này không nói rõ là địa điểm tập trận là ở đâu.
Trong khi đó thì Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương
của Mỹ, vào hôm qua tuyên bố là hạm đội 7 gồm hơn 200 chiến hạm và hàng
ngàn máy bay của ông, đã sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Tuyên bố này
được đưa ra sau chuyến viếng thăm ba nước Philippines, Nam Hàn và Nhật
Bản. Phát biểu tại Nhật, Đô đốc Swift xác nhận 3 quốc gia này được xem
là các đồng minh tín cẩn của Mỹ tại Thái Bình Dương.
BẠO QUYỀN CAMPUCHIA TUYÊN ÁN NẶNG NỀ ĐỐI VỚI 11 THÀNH VIÊN ĐỐI LẬP
11 thành viên đối lập Campuchia đã bị một tòa án tuyên án đến 20 năm
tù với cáo buộc "chống phá nhà nước Hun Sen". 11 thành viên này là thành
viên của đảng Nhân dân Cứu quốc do thủ lãnh đối lập Sam Rainsy cầm đầu.
Họ bị bắt giữ vào tháng 7 năm ngoái sau khi tổ chức một cuộc xuống
đường và đã xảy ra xung đột khi lực lượng an ninh kéo đến đàn áp.
Ngay lập tức các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích
bản án thô bạo này và yêu cầu chính phủ Hun Sen phải trả lại tự do cho
những người này.
No comments:
Post a Comment