Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, trong tuần này, nhà cầm quyền csvn phải mở nhiều phiên tòa xét xử các tù nhân lương tâm. Trước hết là trường hợp của ông Trần Bang, xin anh nói thêm về phiên xử này.
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, Bất chấp sự phản đối của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, vào
trưa thứ Ba ngày 29/8, bạo quyền thành Hồ đã giữ nguyên bản án 8 năm tù đối với
nhà đấu tranh Trần Văn Bang trong phiên tòa phúc thẩm mang nặng tính hình thức.
Ông
Trần Bang 61 tuổi bị bắt vào tháng 3 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống
nhà nước CSVN”. Trong phiên tòa sơ thẩm vào giữa tháng 5 vừa qua, ông bị tuyên
án trong một phiên toà chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Theo
gia đình ông Bang, trong phiên phúc thẩm, mẹ già và các em của ông bị giữ ở
ngoài khu vực xử án. Sau khi tranh cãi với công an, một giờ sau khi phiên tòa
bắt đầu, mẹ ông và ba người em mới được cho vào quan sát qua màn hình ở một
phòng khác gần phòng xử án.
Khác với
phiên tòa sơ thẩm, đại diện ngoại giao của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Đức và
Hòa Lan lần này được quan sát phiên xét xử nhưng cũng chỉ thông qua màn hình.
Đến phiên ông Bang thì ông không xin giảm án mà khẳng định là đã bị xét xử oan
uổng. Luật sư biện hộ cũng trình bày các bài viết của ông trên mạng là có mục
đích nói lên quan điểm của chính mình để xây dựng chứ không có ý chống phá chế
độ như cáo buộc.
Luật
sư Lê Ngọc Luân, người bào chữa cho ông Bang, đề nghị trả lại hồ sơ vụ án để
điều tra lại và giám định lại các bài viết tìm thấy trong nhà của ông Bang
nhưng bị tòa bác bỏ.
Bảo Trân:
Trường hợp thứ Hai là phiên thúc phẩm xử ông Bùi Tuấn Lâm, phiên xử này có gì đặc
biệt không thưa anh?
Hướng Dương: Vẫn là một bản án bỏ túi, thưa chị. Trong phiên phúc thẩm vào ngày 30/8, tòa án Đà Nẵng đã thẳng thừng
bác bỏ kháng cáo của nhà đấu tranh Bùi Tuấn Lâm và giữ nguyên bản án 5 năm rưởi
tù mà tòa sơ thẩm đã tuyên.
Trong
một phiên tòa mà ông Lâm bị hạn chế giao tiếp với luật sư của mình, hội đồng
xét xử cho rằng bản án 5 năm 6 tháng tù của tòa sơ thẩm là “đúng người, đúng
tội và đúng pháp luật”.
Ông
Bùi Tuấn Lâm Lâm được nhiều người gọi là “Thánh rắc hành” sau cuốn video lan
truyền trên mạng vào cuối năm 2021. Cuốn phim cho thấy ông rắc hành vào tô bún
bò Huế, nhại lại động tác của ‘Thánh rắc muối’ Salt Bae đút bò dát vàng cho Bộ
trưởng công an Tô Lâm. Nhưng trong cáo trạng không đề cập gì đến hành động này.
Cũng
như trong phiên sơ thẩm, không một người thân nào của ông Lâm được phép vào
trong khu vực xử án. Bà Lê Thanh Lâm, vợ của ông Bùi Tuấn Lâm, cho biết là công
an ngăn chận luật sư tiếp xúc với ông Lâm. Cần nói thêm, trong phiên tòa sơ
thẩm vào tháng 5, Luật sư Ngô Anh Tuấn bị đuổi ra khỏi phòng xét xử.
Bà
Lâm được luật sư kể lại là trong lời nói cuối cùng trước khi hội đồng xét xử
nghị án, ông Bùi Tuấn Lâm đã hô to “Tự do cho dân tộc Việt Nam, tự do cho những
người yêu nước” và sau đó bị chủ toạ ngăn chận, không cho nói nữa.
Ông Bùi
Tuấn Lâm 39 tuổi là người đấu tranh năng nổ và tích cực tham gia phong trào
phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của VN ở Biển Đông. Mấy năm gần đây, ông
dừng hoạt động và tập trung giúp vợ nuôi ba con nhỏ. Hai vợ chồng có mở một
quán bún ở thành phố Đà Nẵng, nơi ông thực hiện hành động rắc hành.
Bảo Trân: Trước
hai phiên xử này thì phản ứng của các cơ quan quốc tế ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị, Tổ chức Giám sát Nhân
quyền (HRW) vào Thứ Hai ngày 28/8 đã ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền VN hãy
hủy bỏ các cáo buộc mang động cơ chính trị đối với hai ông Trần Văn Bang và Bùi
Tuấn Lâm, đồng thời ngay lập tức trả tự do cho hai ông.
Lời
kêu gọi của Giám sát Nhân quyền được đưa ra trước ngày tòa án VN xét xử phúc
thẩm hai nhà bất đồng chính kiến nói trên.
Trong
thông cáo, ông Phil Robertson, đại diện chi nhánh Á châu của HRW, nhận
định là hai ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm đã công khai phê phán cách
thức cai trị đất nước của đảng CSVN, và hành vi thể hiện chính kiến ôn hòa này
không phải là “một tội lỗi”.
Thông
cáo cho biết hai ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm trong thập niên vừa qua đã
nỗ lực vận động cho các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam. Cả hai đều công
khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, tham gia các hoạt động hỗ trợ tài
chính và tinh thần cho các nhà hoạt động cũng như thân nhân họ.
Vẫn
theo tổ chức Giám sát Nhân quyền, bạo quyền VN hiện đang giam giữ ít nhất là
159 người bất đồng chính kiến. Trong số đó có 23 người đang bị giam giữ để chờ
xét xử với các cáo buộc “mang động cơ chính trị”.
Bảo Trân: Thưa
anh, trong lúc thẳng tay đàn áp công dân của mình thì nhà cầm quyền Việt Cộng lại
rụt đầu trước sự hà hiếp ngư dân Việt của Tàu Cộng… anh có tin gì về các ngư
dân Việt không ạ?
Hướng Dương: Đúng vậy, thưa chị. Trong
một hành vi cho thấy sự hung hăng, tàu hải cảnh Trung Cộng đã tấn công một tàu
cá VN tại quần đảo Hoàng Sa khiến hai ngư dân Việt bị thương.
Chiếc tàu
cá Quảng Ngãi vào ngày 29/8 đã cập bến và báo cáo về vụ tấn công xảy ra vào lúc
5 giờ sáng ngày 28/8 khi chiếc tàu này đang di chuyển từ đảo Phú Lâm đến bãi Xà
Cừ ở Hoàng Sa. Khi đó chiếc tàu hải cảnh Trung Cộng mang số hiệu 4201 đã rượt
đuổi và phun vòi rồng vào chiếc tàu Việt khiến chủ tàu Huỳnh Văn Hoành 43 tuổi
bị thương và con ông là Huỳnh Văn Tiến 26 tuổi bị chấn thương ở đầu.
Lúc
bị tấn công, có 10 ngư dân trên chiếc tàu Việt. Ông Huỳnh Văn Khanh tường trình
vụ truy đuổi kéo dài từ 5 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Tàu hải cảnh Trung
Cộng phun vòi rồng nhằm làm chiếc tàu chết máy, nhưng các ngư dân đã chống
chọi, bơm nước ra và cố chạy thoát.
Sau đó
một chiếc tàu sắt nước ngoài tiến đến, yêu cầu được lên tàu cá của ngư dân
Quảng Ngãi nhưng khi thấy những người này có mang vũ khí, ngư dân sợ bị bắt nên
từ chối và lái tàu về đất liền.
Đây
là một vụ tấn công mới nhất ở khu vực Hoàng Sa, nơi cũng là ngư trường truyền
thống của ngư dân Việt. Trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã thực hiện các vụ tấn
công, bắt giữ ngư dân VN tại ngư trường này.
Và
thưa chị, có lẽ vì quen thói trấn áp dân lành còn hơn là đối mặt với ngoại
bang, nên Việt cộng, như bao lần khác, không dám có hành động gì để bảo vệ ngư
dân của mình.
Bảo Trân: Thưa
anh, đi xa hơn nữa, lại có tin là một đảng viên Việt cộng lại đánh chết tàn nhẫn
một người dân, việc này ra sao ạ?
Hướng Dương: Thưa chị, một phó công
an xã ở tỉnh Đồng Tháp vừa bị bắt vào hôm qua 31/8 về tội đá chết người dân tại
đồn công an.
Viên
công an côn đồ này là Thiếu tá Hồ Thanh Hòa, phó công an xã Tân Thành B, huyện
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Ông này bị truy tố tội đá chết ông Trần Văn Đảm 56
tuổi vào tối ngày 28/8 khi người này bị áp giải về đồn công an xã. Báo chí lề
đảng cho biết ông Đảm đã lớn tiếng mắng chửi công an khiến ông Hòa tức giận và
đã đá ông Đảm văng xuống đất.
Cùng
thời điểm đó, có 3 công an viên khác dưới quyền ông Hòa. Sau khi bỏ ông Đảm nằm
tại chỗ trong khoảng 10 phút, ông Hòa phát giác ông Đảm bị bất tỉnh và co giật
nên vội vã đưa ông đi cấp cứu. Tuy nhiên ông Đảm đã chết khi đến trạm y tế.
Bạo
lực trong các đồn công an không phải là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam. Đã có nhiều
trường hợp nghi phạm tử vong khi đang bị giam giữ trong đồn công an. Gần đây
nhất là Trung tá Lê Huy Cao, trưởng công an xã Bình Sơn, tỉnh Bình Phước, đã bị
quay cảnh ông ta đấm đá liên tiếp vào một người đàn ông ngồi trên xe ba gác
khiến người này bị vỡ đầu.
No comments:
Post a Comment