Friday, September 22, 2023

Tin Tức: Thứ Sáu 22.09.2023

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Xuân Nhi & Bá Cơ trình bày sau đây.

1/ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG KÊU GỌI NGƯNG TỬ HÌNH ÔNG LÊ VĂN MẠNH

Phái đoàn Âu châu cùng các tòa đại sứ một số nước Tây phương lên tiếng kêu gọi VN hãy ngừng tử hình ông Lê Văn Mạnh trước thời hạn gia đình ghi danh lãnh thi hài con mình.

Gia đình ông Mạnh nhận được quyết định thi hành án tử đối với ông vào hôm 18/9 bằng hình thức tiêm thuốc độc. Tòa án tỉnh Thanh Hóa đưa ra thông báo hạn cuối nhận xác ông Mạnh cho gia đình là vào ngày 21/9.

Mẹ ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Việt, cho biết bà từ chối ký vào quyết định của tòa vì cho rằng con trai bà bị kết án oan. Trong tuyên bố chung đưa ra vào hôm qua, 27 cơ quan đại diện của khối Âu châu đã cùng Canada, Na Uy và Anh đã lên tiếng kêu gọi đình chỉ vụ thi hành án tử đối với ông Lê Văn Mạnh. Tuyên bố chung cho biết là họ cực lực phản đối việc xử dụng hình phạt tử hình vào mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Đây là loại hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hèn hạ và không bao giờ có thể biện minh được.

Ông Mạnh bị kết tội tử hình sau khi bị kết án hãm hiếp Hoàng Thị Loan, khi ấy mới 13 tuổi, rồi vứt xác xuống sông ở xã Yên Thịnh thuộc huyện Yên Định vào ngày 21/3 năm 2005. Bà Việt cho biết là con trai bà hôm đó cùng bà đi chuyển nhà cho em gái nên không thể là người gây ra án mạng.

Trong 7 phiên tòa từ sơ thẩm đến giám đốc thẩm, ông Mạnh đều nói mình vô tội. Tòa án Thanh Hóa đã kết tội ông, dựa trên lời khai nhận giết người mà ông nói rằng ông bị tra tấn và bức cung để phải nhận tội.

2/ NHIỀU NHÓM XÃ HỘI VN TỪ CHỐI HỢP TÁC VỚI LHQ VÌ SỢ BỊ TRẢ THÙ

Trong báo cáo mới nhất, Cao ủy Nhân quyền LHQ cho biết là nhiều tổ chức xã hội dân sự VN đã không hợp tác với LHQ vì sợ bị bạo quyền Hà Nội đàn áp và trả thù.

Trong báo cáo năm 2022 được trình lên Đại hội đồng LHQ, trong phần về Việt Nam, Cao uỷ Nhân quyền LHQ lưu ý rằng không gian hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị thu hẹp do nhà nước VN kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của họ.

Báo cáo nói rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tùy tiện đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức nói trên trong việc hợp tác với LHQ. Theo báo cáo, nhiều đối tác xã hội dân sự lâu năm của LHQ đã hạn chế tham gia công khai vào các cơ chế nhân quyền.

Cao uỷ Nhân quyền LHQ cho rằng việc nhà nước Việt Nam áp dụng luật một cách tùy tiện, bao gồm các điều khoản được quy định mơ hồ trong bộ luật Hình sự, liên quan đến tuyên truyền chống nhà nước và khung pháp lý của các tổ chức phi chính phủ, đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham gia với LHQ.

Các tổ chức dân sự được cho là do dự khi tham gia với LHQ với tư cách là đối tác thực hiện hoặc nhận tài trợ từ LHQ vì sợ bị vi phạm luật thuế vốn phức tạp và mơ hồ ở Việt Nam. Để bảo đảm an toàn cho các tổ chức này, LHQ cho biết giữ kín tên và thông tin chi tiết của họ.

Các vụ bắt giữ giới hoạt động môi trường trong mấy năm qua đã làm chùn bước các tổ chức khác, đặc biệt là việc gửi báo cáo nhân quyền lên LHQ trong thời gian tới.

3/ BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG LÃNH ÁN 3 NĂM TÙ

Bà Nguyễn Phương Hằng, tổng giám đốc công ty Đại Nam, vào hôm qua 21/9 đã bị tuyên án 3 năm tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”.

Bà Hằng 52 tuổi cùng bốn bị cáo khác đã ra hầu toà tại tòa án Sài Gòn với cáo buộc nói trên. Những bị cáo khác là ông Đặng Anh Quân, cựu giảng viên đại học Luật Sài Gòn, bị tuyên án hai năm sáu tháng tù, trong khi bà Nguyễn Thị Mai Nhi, ông Huỳnh Công Tân, bà Lê Thị Thu Hà bị kết án 1 năm 6 tháng tù.

Ngoài ra, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho nhà báo Hàn Ni, tức bà Đinh Thị Lan, 18 triệu đồng.

Cần biết là phiên tòa này đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi ngay từ trước khi phiên toà diễn ra.

Theo cáo trạng, bà Hằng bị cáo buộc xử dụng 12 trang mạng xã hổi để tổ chức 57 buổi livestream có nội dung xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm 10 cá nhân, bao gồm một số ca sĩ, nghệ sĩ và nhà báo nổi tiếng trong nước.

Chuyến đi kéo dài nhiều ngày của ông Assad tới Trung Cộng sẽ đánh dấu một trong những đợt vắng mặt dài nhất của ông ở Syria kể từ khi cuộc nội chiến ở nước ông nổ ra khiến Syria liên tục bị trừng phạt bởi các nước.

No comments:

Post a Comment