Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Hải Nguyên trình bày sau đây.
1) GIA ĐÌNH CÁC TNLT GỬI THƯ NGỎ CHO TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN
Hơn 60 gia đình TNLT đã
ký tên chung trong một bức thư ngỏ gửi TT Mỹ Joe Biden nhân chuyến viếng thăm
Việt Nam của ông. Lá thư công bố ngày 1/9, kêu gọi ông Biden lên tiếng cho hàng
trăm nhà hoạt động đang bị cầm tù và gây sức ép khiến nhà cầm quyền CSVN phải dừng
việc dùng họ làm món hàng mặc cả với chính phủ các nước tự do, trong đó có Hoa
Kỳ.
Trong thư ngỏ, gia đình
các TNLT cũng nêu rõ tình trạng vi phạm nhân quyền và khẳng định nhà nước Việt
Nam không tôn trọng các quyền cơ bản được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và Công ước quốc tế về quyền
kinh tế, xã hội và văn hoá mà Hà Nội đã ký kết và phê chuẩn. Đặc biệt là tình
trạng ngược đãi TNLT và sử dụng họ để làm món hàng mặc cả với các nước tự do.
Thư ngỏ có đoạn viết “Chúng tôi tha thiết kêu gọi Tổng thống Biden hãy thúc đẩy
việc cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cần nhất là việc phải chấm
dứt trả thù các TNLT trong các trại giam, phải để các TNLT ngã bệnh được chữa
trị đúng mức, phải trả tự do cho tất cả TNLT bị vu cáo vô căn cứ, và phải chấm
dứt việc dùng TNLT làm hàng mặc cả trong các thương lượng với chính phủ các nước
tự do.”
2.TNLT
LÊ QUÝ LỘC MÃN ÁN
Ông Lê Quý Lộc, một trong
những thành viên cuối cùng của nhóm “Phổ biến Hiến pháp” vừa mãn hạn tù hôm
qua, ngày 8/9. Vợ ông Lộc cho biết ông được cán bộ Trại giam An Phước đánh thức
lúc 12 giờ đêm để làm thủ tục. Khoảng 3 giờ sáng ông bắt đầu rời trại tù lên xe
và khoảng 4 giờ chiều thì về tới nhà tại Quảng Ngãi.
Ông Lê Quý Lộc cùng 8 nhà
hoạt động nhân quyền khác bị công an bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018 và không
thông báo cho thân nhân được biết. Sau những nỗ lực tìm kiếm và hỏi thăm tin tức,
các gia đình mới biết người thân của họ bị bắt và bị giam giữ trong tù đã gần một
tháng.
Phiên tòa ngày 31/7/2020
đã kết án ông Lê Quý Lộc 5 năm tù giam với cáo buộc "Phá rối an ninh"
theo Điều 118 Bộ luật hình sự 2015. Bảy người khác lần lượt nhận mức án từ hai
năm rưỡi đến 8 năm tù giam. Người bị kết án nặng nhất là bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
với 8 năm và bà Hoàng Thị Thu Vang 7 năm tù giam.
Hoạt động chính của nhóm là phổ biến Hiến pháp và luật pháp cho người dân thông qua các bài đăng trên Facebook, chỉ trích các sai phạm của giới quan chức và tham gia cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu.
3.BAMBOO
AIRWAYS VÀ VIETJET LÊN TIẾNG VỤ HAI TIẾP VIÊN VẬN CHUYỂN MA TÚY BỊ BẮT Ở ĐẠI
HÀN
Đại diện hai hãng hàng
không Bamboo Airways và Vietjet Air vào ngày 6 và 7/9 đều khẳng định hai người
bị cảnh sát Hàn Quốc bắt với cáo buộc buôn lậu ma tuý, không phải tiếp viên của
hãng.
Riêng Vietnam Airlines vẫn
chưa lên tiếng chính thức và cho biết vẫn đang xác minh từ các bộ phận chức
năng.
Trước đó, hãng MBC News
loan tin về việc hai nữ tiếp viên của một hãng hàng không Việt Nam bị Sở cảnh
sát thành phố Incheon, (phía tây thủ đô Seoul- Hàn Quốc) bắt giữ vì nghi buôn lậu
tinh dầu cần sa. Hai nữ tiếp viên bị nghi ngờ giấu cần sa dạng lỏng (tinh dầu cần
sa) trị giá 300 triệu won (hơn 5,4 tỉ đồng) trong các hộp đựng mỹ phẩm và mang
vào Hàn Quốc từ tháng 4/2023. Hai người này khai rằng họ đã chuyển hàng hộ từ
Việt Nam sang Hàn Quốc với tiền công khoảng 68.000 won đến 150.000 won (từ khoảng
1,2 triệu đến 2,7 triệu đồng) cho mỗi lần chuyển hàng và không biết đó là cần
sa.
4.CÁC
TỔ CHỨC NGO KÊU GỌI TT MỸ GÂY ÁP LỰC VỚI CSVN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
Hơn 10 tổ chức nhân quyền,
trong đó có Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ đề cập tình trạng vi phạm
nhân quyền với giới lãnh đạo cộng sản trong chuyến thăm Việt Nam.
Ông Christophe Deloire, Tổng
thư ký Tổ chức “Phóng viên không biên giới”, cho biết trong một thông cáo rằng:
“Là một trong những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ cần nêu các vi phạm
có hệ thống về quyền tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin do chế độ này
gây ra. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Biden tăng cường áp lực lên chính quyền Việt
Nam để trả tự do cho tất cả 41 nhà báo và những người bảo vệ quyền tự do báo
chí bị giam giữ ở nước này”.
RFS lên án chế độ nhà tù ở
Việt Nam, nơi các nhà báo bị bỏ tù “gần như bị ngược đãi và không được chăm sóc
y tế một cách có hệ thống”. Tổ chức này nêu trường hợp nhà báo Đỗ Công Đương đã
chết do không được chữa bệnh và sức khỏe của nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn đang giảm
sút mà không được chăm sóc y tế.
Bà Carolyn Nash, Giám đốc
Vận động Châu Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ, hôm 8/9 viết trên tạp chí The
Diplomat rằng Tổng thống Biden “không nên bỏ qua bỏ cuộc khủng hoảng nhân quyền
ở Việt Nam”, nói thêm rằng việc chính quyền Việt Nam “hình sự hóa quyền tự do
ngôn luận là trái ngược với cả các giá trị của chính quyền Biden, trái ngược với
việc hỗ trợ hoạt động vì khí hậu và quyền của người lao động”.
Việt Nam hiện là quốc gia
đứng thứ ba trên thế giới về số lượng các nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí
bị giam cầm, với ít nhất 41 người bị tù. Quốc gia độc tày này hiện đứng thứ 178
trên 180 trong Chỉ số Tự do Báo chí của RSF năm 2023, vị trí thấp nhất kể từ
khi chỉ số này được công bố vào năm 2002.
No comments:
Post a Comment