Sunday, September 10, 2023

Việt Nam Tuần Qua: 10.09.2023


Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua

Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, trong tuần qua lại có tin về 1 thanh niên nữa bị đột tử trong đồng công an, anh có tin thêm gì về việc này không ạ?

Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, Danh sách những thường dân đột tử trong đồn công an VN vừa có thêm một nạn nhân mới nhất là một thanh niên 28 tuổi chết trong đồn sau vài giờ bị tạm giữ.

Tuy nhiên, tương tự như những cái chết trước đây, công an tỉnh Bình Thuận cho biết là nạn nhân Bùi Văn Hải đột tử vì mệt mỏi và khó thở sau khi bị áp giải đến đồn công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Ông Bùi Mạnh Hùng, anh ruột của nạn nhân, cho biết là vào lúc khoảng 6 giờ chiều ngày 3/9, trưởng công an xã Vũ Hòa xuống mời Bùi Văn Hải lên đồn để thẩm vấn. Đến 7 giờ rưởi tối thì công an xã chuyển anh Hải lên đền công an huyện Đức Linh. Nhưng đến lúc 12 giờ đêm thì ông Hùng nhận được thông báo là người em đã chết.

Ông Hùng cho biết thêm là đã chạy đến bệnh viện sau khi được mật báo là em ông bị người ta đánh chết. Khi mở ra thi hài thì thấy đôi mắc trợn lên, miệng mở to với hai tay bị vết còng treo lên và có mất vết cắn nặng ở bắt tay và hai đùi. Ông quay phim chụp hình và khẳng định là anh Hải bị công an đánh chết trong đồn Đức Linh.

Anh Bùi Văn Hải 28 tuổi có một vợ và một đứa con trai còn nhỏ dưới một tuổi.

Bảo Trân: Và thưa anh, chỉ vì lên tiếng tố giác sự nghịch đã trong trại giam, TNLT Đặng Đình Bách bị đám cai tù đánh đập. Tin này là sao thưa anh?

Hướng Dương: Thưa chị, tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách bị đám cai tù hành hung ngay sau cú điện thoại gọi về nhà để tố cáo vụ nghiêm trọng xảy ra trong trại tù.

Vụ đánh đập được biết đến sau khi gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách lên trại giam ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để thăm viếng và tìm hiểu về sự việc các tù nhân chính trị bị đe dọa tính mạng khi đang thọ án ở đây vào ngày 5/9.

Ông Thức trong cuộc gọi về gia đình hôm 31/8 tố cáo vụ 4 tù nhân chính trị ở trại giam số 6 bị một nhóm người mặc đồ phạm nhân nhảy vào khu giam giữ tù chính trị uy hiếp tính mạng. Vụ này sau đó được ông Đặng Đình Bách xác nhận với người vợ là bà Trần Phương Thảo.

Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức, trong buổi trưa ngày 5/9 cho hay khi cuộc thăm gặp mới diễn ra, ông Thức kêu gia đình ghi lại tên và số hiệu của 8 người công an đứng xung quanh và cho biết đó là “những người đàn áp và gây khó khăn cho anh ở trong trại”.

Gia đình cho biết vụ nghiêm trọng xảy ra vào ngày 25/8 là do trước đó 4 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Đình Bách, Nguyễn Trọng Bằng và Nguyễn Thanh Quang gửi đơn yêu cầu đám cai tù phải niêm yết công khai về khẩu phần ăn ở phân trại số 1 của trại giam.

Ông Thức cũng nhấn mạnh là “nhóm cầm dao đó không phải do đám cai tù mà là nhóm người lạ cầm dao vào uy hiếp”. Ông cho biết thêm là ông Bách bị đánh vào đầu sau khi gọi điện về nhà cho biết vụ này.

Bảo Trân: Một tin vui mà chúng ta ghi nhận trong tuần qua là Ông Lê Quý Lộc, một thành viên của nhóm “Phổ biến hiến pháp” vừa mãn án tù… xin anh nói thêm về vụ này.

Hướng Dương: Thưa chị, Ông Lê Quý Lộc, một trong những thành viên cuối cùng của nhóm “Phổ biến Hiến pháp” vừa mãn hạn tù hôm qua, ngày 8/9. Vợ ông Lộc cho biết ông được cán bộ Trại giam An Phước đánh thức lúc 12 giờ đêm để làm thủ tục. Khoảng 3 giờ sáng ông bắt đầu rời trại tù lên xe và khoảng 4 giờ chiều thì về tới nhà tại Quảng Ngãi.

Ông Lê Quý Lộc cùng 8 nhà hoạt động nhân quyền khác bị công an bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018 và không thông báo cho thân nhân được biết. Sau những nỗ lực tìm kiếm và hỏi thăm tin tức, các gia đình mới biết người thân của họ bị bắt và bị giam giữ trong tù đã gần một tháng.

Phiên tòa ngày 31/7/2020 đã kết án ông Lê Quý Lộc 5 năm tù giam với cáo buộc “Phá rối an ninh” theo Điều 118 Bộ luật hình sự 2015. Bảy người khác lần lượt nhận mức án từ hai năm rưỡi đến 8 năm tù giam. Người bị kết án nặng nhất là bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh với 8 năm và bà Hoàng Thị Thu Vang 7 năm tù giam.

Hoạt động chính của nhóm là phổ biến Hiến pháp và luật pháp cho người dân thông qua các bài đăng trên Facebook, chỉ trích các sai phạm của giới quan chức và tham gia cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu.

 

Bảo Trân: Cuối cùng thưa anh, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ, nhiều tổ chức đồng loạt lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ chú trọng vấn đề ép buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền, trong đó có gia đình các tù nhân lương tâm, xin anh nói thêm về việc này.

Hướng Dương: Hơn 60 gia đình TNLT đã ký tên chung trong một bức thư ngỏ gửi TT Mỹ Joe Biden nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông. Lá thư công bố ngày 1/9, kêu gọi ông Biden lên tiếng cho hàng trăm nhà hoạt động đang bị cầm tù và gây sức ép khiến nhà cầm quyền CSVN phải dừng việc dùng họ làm món hàng mặc cả với chính phủ các nước tự do, trong đó có Hoa Kỳ.

Trong thư ngỏ, gia đình các TNLT cũng nêu rõ tình trạng vi phạm nhân quyền và khẳng định nhà nước Việt Nam không tôn trọng các quyền cơ bản được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá mà Hà Nội đã ký kết và phê chuẩn. Đặc biệt là tình trạng ngược đãi TNLT và sử dụng họ để làm món hàng mặc cả với các nước tự do. Thư ngỏ có đoạn viết “Chúng tôi tha thiết kêu gọi Tổng thống Biden hãy thúc đẩy việc cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cần nhất là việc phải chấm dứt trả thù các TNLT trong các trại giam, phải để các TNLT ngã bệnh được chữa trị đúng mức, phải trả tự do cho tất cả TNLT bị vu cáo vô căn cứ, và phải chấm dứt việc dùng TNLT làm hàng mặc cả trong các thương lượng với chính phủ các nước tự do.”

 

Bảo Trân:

Hướng Dương:

NHÂN SĨ VN HỐI THÚC NHÀ NƯỚC THỰC THI ĐIỀU 25 TRONG HIẾN PHÁP

Vào ngày 5/9 vừa qua, hàng loạt tổ chức xã hội độc lập và nhiều nhân sĩ VN trong và ngoài nước đã công bố một bản tuyên bố chung với tựa đề “Đã đến lúc công dân thực hiện điều 25 Hiến pháp”.

Điều 25 trong hiến pháp 2013 quy định rõ là “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và biểu tình”. Tuyên bố chung có đoạn nhắc đến yêu sách của ông Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 gửi đến hội nghị Versailles của Pháp, yêu cầu tổng ân xá cho những công dân Việt bị án tù chính trị, xóa bỏ các tòa án công cụ để khủng bố dân chúng An Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp.

Bản tuyên bố hôm 5/9 có chữ ký của hàng chục nhân sĩ trí thức và được đồng ký tên bởi các tổ chức xã hội dân sự độc lập như Diễn đàn Xã hội Dân sự mà đại diện là Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A.

Bản tuyên bố nhắc lại nội dung trong bản Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ Chí Minh tuyên bố vào 78 năm trước. Theo đó thì tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, trong đó có quyển được sống, quyền tự do và quyền mưa cầu hạnh phúc. Vậy thì cách tốt nhất là thực thi ngay cái hiến pháp đang có sẵn, thực hiện điều 25 ghi trong đó.

Cuối cùng bản tuyên bố đưa ra lời kêu gọi là để đất nước phát triển bền vững và ngăn chận tham nhũng, mọi công dân hãy tích cực thực thi các quyền được ghi trong điều 25 hiến pháp 2013 và đòi nhà cầm quyền tạo điều kiện thuận lợi để thực thi các quyền hiến định đó.

 

 

 

Bảo Trân:

Hướng Dương:

 

 

No comments:

Post a Comment