Các chế độ độc tài phản dân hại nước sẽ sụp đổ. CSTQ lẫn CSVN đều là những chế độ độc tài phản dân hại nước. Cả 2 chế độ này sẽ sụp đổ một ngày không xa. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Trung Đạo với tựa đề: “Trung cộng phải sụp đổ” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Trần Trung Đạo
Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng (TC) khác
nhau tùy theo nguồn ước lượng và gia tăng hàng năm. Năm 2023, trên giấy tờ ngân
sách gia tăng 7.7 phần trăm tính theo dollar lên đến 227.9 tỷ dollar. Nhưng
theo phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Dan Sullivan dựa theo tin tình báo ngân sách
của TC có thể lên đến 800 tỷ dollar.
TC có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với
500 ngàn quân trừ bị. TC có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện
đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London,
Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có hơn hai triệu nam và nữ được đào tạo đang
tại ngũ, khiến lực lượng này trở thành lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới.
Nhưng cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu
cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250
sư đoàn bộ binh được trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm
1991.
Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi TC cũng phải đổ.
Bao giờ TC đổ?
Gordon Chang, nhà phân tích kinh tế chính
trị đã làm việc 20 năm tại lục địa Trung Quốc, trong tác phẩm The Coming
Collapse of China, xuất bản 2001, tiên đoán TC sẽ đổ vào năm 2011.
Lý do, theo Chang trong phần hỏi đáp về
tác phẩm của ông, đã viết: “Mao Trạch Đông, người sáng lập ra TC, xây dựng một
xã hội bất bình thường và cô lập chính nó từ các quốc gia khác. Hệ thống đó có
thể tồn tại mãi cho đến khi TC biệt lập từ thế giới, nhưng những người kế tục
Mao đã tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khi một quốc gia trở nên hội nhập
nhiều hơn với các quốc gia khác, một lực đẩy áp dụng cho toàn thế giới – chính
trị, kinh tế và xã hội – cũng ảnh hưởng TC. Tại một điểm trong tiến trình này,
hệ thống bất bình thường của Mao sẽ bị bỏ rơi vì về căn bản không thích hợp với
vai trò mà TC tìm kiếm trong hệ thống quốc tế. Một thời gian ngắn, chính phủ TC
sẽ không còn khả năng để đáp ứng với các thách thức của một xã hội mở rộng và
năng động.”
TC không đổ như Gordon Chang đoán.
Thận trọng hơn Gordon Chang, công ty
Stratfor, một công ty thông tin tình báo chiến lược toàn cầu hiện do George
Friedman làm Chủ tịch Chấp hành, trong Dự đoán Thập niên công bố ngày 21 tháng
Giêng, 2010 cho rằng nền kinh tế TC sẽ đổ trong vòng 10 năm tới. Trả lời thay mặt
cho Stratfor, Peter Zeihan, phó chủ tịch công ty, giải thích lý do: “Chúng tôi
đã phân tích vấn đề này trước đây về một hệ thống kinh tế Trung Quốc bất ổn và
chúng tôi nghĩ sự bất ổn đó đạt điểm vỡ khi các mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc
bùng ra và tan nát.”
TC vẫn chưa đổ theo ước tính của Stratfor.
Tuy nhiên, về thời điểm, dù không xảy ra như Gordon Chang dự đoán hay chưa xảy ra như Stratfor ước tính, cả hai và rất đông các nhà phân tích kinh tế chính trị đều có một nhận xét căn bản rất giống nhau rằng TC sớm muộn cũng sẽ đổ vì phải đương đầu với những khó khăn không thể vượt qua.
Một chế độ khi sinh ra đã mang mầm mống của
những mâu thuẫn triệt tiêu có tính bản chất, chế độ đó sẽ phải sụp đổ.
Lịch sử Trung Quốc cho thấy rất ít khi một biến cố chính trị diễn ra trong êm đẹp. Xác suất rất thấp cho một cuộc cách mạng nhung, cách mạng da cam, hoa lài diễn ra tại TC. Cách mạng tại TC sẽ là cách mạng máu. Vũ khí của giới cầm quyền dù có hiện đại bao nhiêu cũng không thể ngăn chặn được sức mạnh của toàn dân khi họ đã quyết tâm đứng dậy.
Một yếu tố mà lãnh đạo TC không dự đoán được là sự phẫn uất bùng nổ của 1.4 tỉ dân. “Năm nọc độc” như bộ máy tuyên truyền TC gọi gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Pháp Luân Công, các nhà tranh đấu dân chủ. Trong số đó bốn “nọc độc” nằm ngay trong lục địa và sẽ trở thành lực lượng quyết định số phận của đảng CSTQ.
Mặc dù phong trào CS trên phạm vi thế giới không còn tồn tại, sự cách ngăn về ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và TC quá lớn để đặt qua một bên bởi vì ý thức hệ ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa hai chính quyền Điều rõ ràng rằng nếu TC là một quốc gia dân chủ, sự xung đột quyền lợi sẽ không trầm trọng như xung đột giữa Hoa Kỳ dân chủ tự do và Trung Quốc độc tài CS. Khi cách mạng bùng nổ, Hoa Kỳ và Tây Phương, vì lợi ích kinh tế chính trị, sẽ ủng hộ các lực lượng dân chủ.
Điều gì sẽ xảy ra?
TC theo lý thuyết buộc sẽ giảm cường độ các xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng để tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, theo Andy Morimoto phân tích trong Can China Fall Peacefully? đăng trong The National Interest ngày 19 tháng 11, 2014, lúc đó TC sẽ phát động chiến tranh để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS.
Bằng chứng, trong thập niên 1950, TC, thay vì tập trung tái thiết kinh tế sau cuộc chiến tranh dài, đã phát động chiến tranh Triều Tiên để củng cố vai trò của đảng. “Sự xúi giục của nước ngoài” thường là bình phong để thanh trừng nội bộ đảng.
Theo Andy Morimoto, làm việc tại Hội Đồng Chicago Về Các Vấn Đề Thế Giới, “viễn ảnh hòa bình tại Á Châu không nhiều hứa hẹn” và ông đề nghị chính phủ Hoa Kỳ thay vì dùng hai phương cách nên tập trung vào việc tăng cường quân sự tại Á Châu bởi vì tiên đoán hợp lý nhất vẫn là chiến tranh sẽ bùng nổ trong tương lai.
Lối thoát của Việt Nam?
Để giới hạn hay giảm nhẹ mức ảnh hưởng của chiến tranh, chọn lựa duy nhất của Việt Nam là phải thoát ra khỏi quỹ đạo TC trước khi TC đổ. Không có cánh cửa nào khác hơn là một cuộc cách mạng dân chủ.
Mọi chế độ chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Các chế độ CS còn lại như TC, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.
No comments:
Post a Comment