Sự kiện: Hôm 10 tháng 9 vừa qua, TT Mỹ Joe Biden đã chính thức viếng thăm VN, người đứng ra trụ trì đón tiếp không phải là Chủ Tịch Nước, mà lại là TBT đảng, có chuyện gì không ổn????
Kịch Bản
ML- Chào anh TH va anh HD, hai anh khỏe không? Hôm nay ML lại muốn làm phiền các anh nữa đây, nên ML phải xin lỗi hai anh trước.
HD- Chào chị ML, HD khỏe. Chị ML người Sài Gòn, xưa nay nghĩ sao nói vậy, sao hôm nay chị phải rào trước đón sau vậy?
ML- Tại ML ưa thắc mắc những chuyện vớ vẩn, sợ làm mất thời giờ quí báu của các anh thôi?
TH- Chào chị ML và anh HD. Có chuyện gì thì chị cứ chia sẻ như mọi khi, chứ cần gì phải khách sáo như vậy?
ML- Được hai anh cho phép, ML có một thắc mắc muốn hỏi, là khi TT Mỹ chính thức viếng thăm VN, thì ông Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng lại không chủ trì đón tiếp mà lại là ông Nguyễn Phú Trọng, ML không hiểu về nghi lễ ngoại giao này?
HD- Chị ở Mỹ lâu rồi nên quen với nghi lễ ngoại giao ở các nước dân chủ, trong ấy chủ tịch nước chủ nhà, có nghĩa là người đứng đầu chính phủ, thường là thổng thống, thủ tướng, hay quốc vương, đứng ra chủ trì đón tiếp, chứ không khi nào lại để cho một người đứng đầu một đảng thay mặt toàn dân đón tiếp thượng khách được.
ML- Như thế có phải VN muốn hạ nhục T.T. của một cường quốc hàng đầu thế giới là HK hay không?
TH- Đây là một trường hợp ngoại lệ và phức tạp trong nghi lễ ngoại giao của VN mà chị ML nêu ra. Anh HD nói đúng, bình thường thì người đồng cấp gặp nhau như chúng ta thường thấy, thí dụ bộ trưởng nước này gặp bộ trường nước khác, hay thủ tướng nước chủ nhà đón thủ tướng nước láng giềng tới thăm; đó là nghi lễ ngoai giao bình thường. Riêng VN thì lại không giống ai cả. Nhưng Hoa Kỳ vẫn chấp nhận cái không giống ai ấy của VN, là vì HK đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết, nên chẳng cần quan tâm đến đối tác đang nắm vị trí gì ở VN, miễn sao HK đạt được những thỏa hiệp mong muốn là đủ rồi.
ML- Nhưng xét về công pháp quốc tế, nếu thỏa thuận được ký kết giữa hai người, một bên là tổng thống của một nước, còn bên kia lại chỉ là người cầm đầu một đảng chính trị, dù đảng ấy là đảng lớn, hay là độc đảng đi nữa, liệu có được quốc hội nước mình phê chuẩn hay không, và có được quốc tế nhìn nhận hay không chứ?
HD- Chắc chắn là không rồi, nhưng như anh TH vừa nói, VN không giống ai cả! Cho dù họ có hiến pháp, có luật pháp, có các chưc vụ như chủ tịch nước, thù tướng, quốc hội đấy, nhưng những thứ ấy chỉ để làm vật trang trí thôi. Mọi quyền hành đều nằm trong tay một nhóm nhỏ gọi là Bộ Chính Trị. Người cầm đầu Bộ Chính Trị là Nguyễn Phú Trọng, ông này được Tàu Cộng nâng đỡ và bảo vệ, nên đươc giao toàn quyền giống như Tập Cận Bình bên Tàu vậy. Tóm lại Nguyễn Phú Trọng cũng giống như ông vua trong chế độ quân chủ phong kiến thời xưa vậy.
ML- Như vậy là nước Mỹ lập quan hệ ngoại giao với đảng CSVN thay vì lập quan hệ với nhà nước và người dân VN sao? ML thấy có cái gì không ổn ở điểm này.
TH- Không phải chỉ có chị nhận thấy như vậy đâu, mà người dân VN, những ai theo dõi thời sự cũng thấy thế, họ rất buồn về điểm này. Nhưng để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng ta phải lui về quá khứ. Chắc chị còn nhớ trong thời ông Obama làm TT nước Mỹ, VN đã vận động để cho ông Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục, điều ấy có nghĩa là Mỹ nhìn nhận cá nhân Nguyễn Phú Trọng là người đại diện cho VN đến gặp TT Mỹ. Trong cuộc gặp ấy, HK cam kết là nhìn nhận chế độ đôc tài toàn trị ở VN là do đảng CSVN cầm quyền, và không can thiệp vào nội bộ của VN từ đó đến nay là như vậy. Nay TT Joe Biden cũng duy trì cách thức ấy.
ML- Vì giữ lời cam kết ấy nên HK không quan tâm hay ít quan tâm đến gần 100 triệu người dân VN, như thế có đi ngược với nguyên tắc bang giao là vì quyền lợi của nhân dân hai nước, chứ không vì quyền lợi của tập thể cầm quyền của đảng CSVN như hiện nay không?
HD- Nói một cách huỵch toẹt thì đúng như thế. Nhưng cư xử với một thằng khùng, một kẻ mất trí thì cũng phải tùy cơ ứng biến, xem cách nào ít xấu giữa những cái xấu phải chọn lựa thôi. HK cũng ở vào hoàn cảnh ấy, nếu không chấp nhận nói chuyện với thằng khùng, thì khó mà giúp ích gì được cho người dân VN. Đó là cái thế, “Gặp thời thế, thế thời phải thế” là như vậy đó. Chị nghĩ có đúng không?
ML- Cũng vì vậy mà vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN cứ tiếp diễn. Người dân còn lâu mới được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp, biều tình, lập hội.... thật là chán!
TH- TH nghĩ rằng cũng còn tùy thuộc vào nhận thức của chính người dân VN nữa. Nếu họ thấy rằng nhà nước do đảng CSVN điều hành không đáp ứng được những khát vọng chính đáng, thì chính họ phải mạnh dạn đấu tranh giành lấy chứ không ai làm thay họ được, cái giá của tự do dân chủ luôn là một giá đắt mà. Lịch sử đông tây kim cổ là như thế cả. VN cũng không ngoại lệ đâu.
ML- Nhưng đã gần nửa thế kỷ từ ngày thống nhất đất nước, hàng triệu người đã phải liều chết trốn thoát khỏi quê hương. Người dân trong nước phải sống dưới sự kìm kẹp của đảng CS. Việt Nam vẫn là quốc gia chậm tiến, đói nghèo và lạc hậu so với hàng xóm. Biển đảo thì mất vào tay Tàu Cộng. Tài nguyên quốc gia thì bị phung phí. Người dân thì phải đi nước ngoài kiếm sống, hay bán sức lao động cho các công ty nước ngoài bóc lột sức lao động. ML cảm thấy xấu hổ đối với tổ tiên mình đã dầy công để có được một cơ đồ xinh đẹp, nhưng.....
HD- Nhưng trước khi trách người thì hãy tự trách mình đã, đúng không?
TH- Đúng vậy. Đây là vấn đề của lịch sử, mọi người có lòng yêu nước đều phải góp sức của mình vào việc chung. Hãy học bài học của người Do Thái thì mới mong tồn tại được. Nhưng đề tài này còn nhiều điều phải đào sâu hơn lần tới. Cảm ơn chị ML đã nêu ra thắc mắc để chúng ta cùng thảo luận.
ML- Cảm ơn hai anh đã giúp ML hiểu thêm nhiều chuyện.
No comments:
Post a Comment