Friday, September 1, 2023

Đồng Đô La của Mỹ

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Sau đồng Euro ở Âu Châu, nay đến nhóm BRICS và ASEAN đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của đồng Đô La của Hoa Kỳ, liệu những nỗ lực này có làm cho đồng Đô La của Mỹ mất giá không? 

Kịch Bản

ML- Chào anh TH và anh HD. Mấy hôm nay ML nghe tin đồn rằng thế giới sẽ có nhiều loại tiền tệ cạnh tranh và thay thế đồng Mỹ Kim, chuyện ấy là thế nào hả hai anh? 

HD- Chào chị ML, bộ chị tính mở ngân hàng hay làm nghề buôn bán tiền tệ hay sao mà chị theo dõi những tin tức ấy? 

ML- Mình đang sống ở Mỹ, Đô La là đồng bạc mình sử dụng hàng ngày, thì cũng phải biết về nó chứ. Giả như anh có tiền Hồ, anh có mua được thứ gì ở Mỹ này không? 

HD- Dĩ nhiên là không mua được, cho nên trước khi đến Mỹ, phải đến chỗ đổi tiền để đổi lấy Đô La. Nói chung các loại tiền khác cũng vậy thôi, tuy nhiên đồng Đô La của Mỹ hiện thời là đồng bạc có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới về thương mại, đầu tư và tiết kiệm đấy. 

ML-  Nếu nó có sức mạnh như thế, tại sao người ta lại muốn thay thế nó bằng các loại tiền khác chứ? 

TH- Chào chi ML và anh HD. Câu hỏi chị ML thắc mắc liên quan đến nhiều khía cạnh rất phức tạp, vì thời lượng giới hạn, chúng ta chỉ có thể bàn thoáng qua vài nét chính thôi. Trước hết những thông tin chị nghe là đúng đấy. Chẳng phải bây giờ mới có ý muốn thay đồng Đô La bằng những loại tiền khác đâu, chuyện này đã có từ lâu rồi. Trước hết, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có tiền riêng của quốc gia mình, nhưng khi trao đổi giao dịch, mua bán hàng hóa với các nước khác, họ có chấp nhận đồng bạc của nước mình hay không. Đó là một vấn đề lớn trên mặt ngoại giao. Riêng đồng Mỹ Kim hiện nay được đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng, dù thân thiện hay thù địch với Mỹ. Dĩ nhiên những quốc gia thù nghịch hoặc ít thân thiện thì họ không thích sử dụng đồng Mỹ Kim nên tìm cách thay thế là dương nhiên thôi. 

HD- Không thích nhưng vẫn phải sử dụng. Hiện nay số ngoại hối trong các ngân hàng trên tòan thế giới thì lượng Đô La chiếm đến 60%.  Ngay cả Liên Hiệp Âu Châu, mặc dù đã có đồng tiền chung là Euro, nhưng cũng chỉ chiếm có 19,7%. Đồng Yên của Nhật được 5,3%, Bảng Anh 4,6%, Nhân Dân Tệ của Tàu 2,8%, Đôla Canada 2,5%, Đôla Australia  1,9% đồng Franc của Thụy Sỹ là 0,2%. Còn lại là một số tiền tệ khác. 

ML- Hèn chi ai đi du lịch cũng đem theo Đô La Mỹ. Mình cứ cầm thông hành (Passport) của Mỹ với đồng Đô La, thì đến đâu cũng được chào đón cả, như thế cũng hãnh diện lắm chứ bộ. Hai anh nghĩ có dúng không? 

TH- Cũng chưa chắc đâu chị ML. Chắc là chị có theo dõi cuộc họp của nhóm BRICS tuần trước ở Nam Phi chứ, BRICS là vần đầu của 5 nước khởi xướng tổ chức này, gồm Brazil, Rusia, India, China và South Africa. Khối này chiếm đến 40% dân số và 25% tổng sản lượng của toàn thế giới đấy. Họ còn đang mời gọi thêm nhiều nước khác, đặc biệt là quốc gia Phi Châu và Nam Mỹ. Hiện đã có 6 nước mới được gia nhập là: Argentina, Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ethiopia và Iran nữa. Một trong các mục tiêu chính là loại bỏ đồng Đô La Mỹ để thay bằng loại tiền khác. 

ML- Muốn là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Chắc chắn Hoa Kỳ họ đã có sức mạnh về cả kinh tế và quân sự, thì họ cũng phải có cách bảo vệ giá trị của đồng Mỹ Kim chứ. Chẳng hạn khi Nga xâm lược Ukraine, HK đã cấm vận, khiến cho đồng Rup của Nga không thể giao dịch qua các ngân hàng được, nên các nước muốn mua dầu và khi đốt của Nga, mà không có Mỹ Kim thì đâu có mua được, thấy chưa. 

HD- Đúng, nhưng cũng không tuyệt đối đâu, vì còn nhiều ngõ ngách giao thương khác không thể ngăn chận được. Ngoài hệ thống tiền tệ bình thường, gần đây còn có thêm đồng tiền ảo gọi là Bitcoin nữa, nên việc kinh doanh buôn bán rất khó kiểm soát. Như Nga bán dầu cho Tàu Cộng họ trả bằng đồng Dân Dân Tệ mà. 

TH- Ngoài khối BRICS ra, thông tin mới đây cho thấy Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN cũng đang có ý đi theo chân BRICS, là tìm cách giao thương trong khối mà không sử dụng đồng Mỹ Kim nữa. Đây có lẽ là một tin buồn cho nước Mỹ. 

ML- ML thì nghị khác, cho dù các quốc gia, hay các khu vực như Á Châu, Phi Châu.... có giao thương bằng tiền riêng của quốc gia, hay của khu vực, thì đồng Đô La Mỹ vần còn tồn tại rất lâu nữa. Nhưng có một điều ML không hiểu là người ta bảo, đồng Đô La lại không phải của chính phủ Mỹ, mà nó thuộc về một tổ chức tư nhân, điều ấy có đúng vậy không? 

HD- Theo HD hiểu, thì đúng như vậy. Đồng Đô La thuộc về Cục Dự Trự Liên Bang gọi tắt là FED. Cơ quan này quản trị toàn bộ hệ thống ngân hàng, họ quyết định cho phát hành tiền gấy, quyết định tiền lời khi cho vay.... Còn chính phủ Mỹ chỉ có quyền đúc tiến cắc (kim loại) mà thôi. 

TH- Để hiểu rõ về câu hỏi này, anh chị hãy nhìn kỹ trên bất cứ đồng tiền giấy nào, 1$, 5$, 10$ hay 100$, đều thấy có hàng chữ: “Federal Reserve Note”. Hàng chữ ấy có nghĩa là tờ giấy nợ của FED, tức là nó thuộc sở hữu của Cục Dự Trữ Liên Bang. Chính phủ Mỹ sử dụng giấy nợ ấy để tiêu xài cho mọi việc, rồi thu thuế của người dân để trả lại, nếu trả không đủ thì FED in thêm ra, lượng in thêm ấy chính là nợ mà chúng ta nghe nói đến hôm nay, đã lên đến gần 33 ngàn tỷ đấy. Nghĩa là mỗi người dân Mỹ dang mang nợ vời FED là $98,000 đấy. 

ML- Trời đất ơi, té ra là như thế, xưa nay ML cứ tưởng chính phủ Mỹ in tiền cho dân xài, còn nợ nần là đi vay của nước khác chứ. Như vậy đồng tiền trong túi của chúng ta cũng là tờ giấy nợ sao? 

HD- Đúng là như thế, nhưng trước năm 1971, khi mình cầm tờ giấy nợ ấy đến nhà băng, mình có thể đổi để lấy lại một số vàng tương xứng, vì tờ bạc ấy được bảo đảm bằng vàng, gọi là “kim bản vị”. Sau năm 1971 không còn như vậy nữa, từ đó đồng Mỹ Kim được dùng để đo lường mức sản xuất của một quốc gia, như chúng ta thấy ngày nay. 

TH- Đề tài này còn nhiều chi tiết chúng ta không thể nói hết hôm nay, TH đề nghị lần tới chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn. 

ML- ML đồng ý và cảm ơn hai anh đã giải thích cho ML hiểu.

No comments:

Post a Comment