Lên tiếng kêu gọi cho người khác cũng chính là lên tiếng cho mình một khi gặp nạn bởi vì trong chế độ bạo quyền, hiếu sát VN thì mỗi công dân đều là tù nhân cho cai ngục bạo tàn trong tương lai, không ai tránh khỏi.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng
Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" Chúng ta nên
làm gì?” của Kim Ngữ qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Kim
Ngữ.Hơn hai tuần qua, mạng xã hội chăm
chú vào câu chuyện thương tâm của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Những con hưu do anh
tự tay làm là những chữ viết về sự oan trái của anh, một người bị kết án tử
hình sắp bị đem ra thi hành án.
Trong giới luật sư, có LS Nguyễn Văn
Hòa đã tường trình đầy đủ cho vụ án, nhiều nhân vật có sức ảnh hưởng mạng xã
hội cũng lên tiếng theo hiểu biết của mình. Bên cạnh đó ý kiến của người dân
bình thường.
Những dòng tự sự của họ không khiến
người khác để ý nhưng trong không gian chung của mạng xã hội, điều đó cho thấy
không khí của những gì mà một thể chế dân chủ rất cần mà với Hà Nội thì là sự
phản kháng tiềm ẩn.
Rõ ràng là người dân đang phản
kháng, dù mỗi người một cách. Sự phản kháng ấy nhắm vào những điều tra viên,
những thẩm phán, những bồi thẩm đoàn, những viện kiểm sát… Tất cả đều có vấn đề
về hoạt động tư pháp. Điều tra viên bức cung, thay đổi lời khai của nhân chứng,
bồi thẩm đoàn vốn cũng từ Đảng mà ra nên sự gật đầu của thẩm phán thế nào thì
lá phiếu của họ sẽ bỏ theo thế ấy. Viện Kiểm sát thì nhìn đâu cũng thấy tội
phạm và họ sẵn lòng đề nghị những bản án vô nhân tính, bất kể bằng chứng ngoại
phạm hay lời khai của bị can là gì.
Một nền tư pháp như thế sản sinh ra
những bản án oan sai là điều chắc chắn. Người dân chúng ta phải làm gì để tự
bảo vệ mình là câu hỏi cần thiết hôm nay chứ không phải cứ trả tự do cho Nguyễn
Văn Chưởng, Hồ Duy Hải thì hệ thống tư pháp trở thành liêm chính. Nếu ai đó lên
tiếng về sự hào nhoáng đầy bất công của Hội thẩm Nhân dân cho mọi người trên
mạng xã hội nắm vững thì niềm tin ngu ngơ của đại bộ phận quần chúng vào cái
định chế này sẽ bị vặn hỏi cho tới khi chúng phải thay đổi.
Mỗi bản án chúng ta cần theo dõi từ
lúc can phạm bị bắt cho tới khi ra tòa nếu xét thấy có oan sai ngay từ lúc khởi
điểm thì phải cần lên tiếng. Luật sư của bị cáo có quyền công khai câu chuyện
trên mạng xã hội như nhiều vị luật sư từng làm. Hành động minh bạch này có hai
điều lợi: Thứ nhất đánh động với tòa án sắp tới rằng hàng ngàn người đang theo
dõi. Thứ hai, cơ quan điều tra sẽ chùn tay không dám bức cung hay hoán đổi lời
khai.
Trong vụ án Hồ Duy Hải, tuy có quá
nhiều vật chứng ngụy tạo, ngay cả ông thẩm phán Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình
cũng thú nhận trước Quốc Hội, nhưng mạng xã hội chống lại việc này quá yếu ớt
làm cho công an Long An không quan tâm tới mà lần tìm dấu vết nếu có sự man trá
trong việc điều tra. Đành rằng những công việc ấy không dành riêng cho một
thường dân nhưng việc chúng ta tìm hiểu, theo dõi, nêu ý kiến trên trang cá
nhân của mình cũng là góp bàn tay cho việc “vỗ nên kêu”. Nỗi sợ hãi ám ảnh
chúng ta quá đủ, hãy âm thầm biến nỗi sợ ấy thành hành động nhẹ nhàng nhưng
liên lỷ.
Mới đây việc EU chính thức lên tiếng
chống lại bản án tử hình Nguyễn Văn Chưởng đã cho thấy Việt Nam không thể một
mình một chợ xử tội con dân cách nào cũng được. Sự hy vọng này cho thấy rằng
chúng ta cần lên tiếng để những cơ quan quốc tế biết nhằm có thể tiếp sức tranh
đấu cho tương lai an toàn của chính chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta phải chuẩn bị
cho những gạch đá ném ra từ dư luận viên nhưng thử hỏi gạch đá trên mạng xã hội
có thấm vào đâu so với những tháng ngày đen tối trong tù ngục của nạn nhân. Hãy
thử tưởng tượng những kịch bản dễ thấy nhất trong đời sống hàng ngày sẽ dính
vào chúng ta.
Một hôm đẹp trời nào đó, gia đình
bạn sẽ nhận một giấy báo đóng thuế thu nhập cho cơ sở kinh doanh của bạn với số
tiền mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Bạn chống đối người đưa thông báo, bạn
lên tới sở thuế và từ chối không đóng, bạn sẽ bị công an triệu tập vì không
hoàn thành nhiệm vụ công dân và có thể bạn sẽ vào tù. Trước điều có thể xảy ra
cho bất cứ ai này, bạn và gia đình sẽ làm gì? Kêu cứu trên mạng xã hội là thông
thường nhất vì bạn biết rõ không một cơ quan chính quyền nào chịu giúp bạn.
Vậy thì tại sao ngay lúc chưa nhận
được cái hóa đơn gian lận ấy, bạn lại không bày tỏ chính kiến về những vấn nạn
mà chính quyền đang thực thi cho những người dân như bạn? Bạn không làm chính
trị thì ai làm cho bạn hưởng đây?
Cũng vậy, bạn không phải là người
làm chính trị theo cách nghĩ thông thường nhưng không ai cấm bạn lên tiếng cho
những vụ việc trái tai gai mắt mà chính quyền đang hành xử. Với những sự bắt bớ
xảy ra hàng ngày, bạn sẽ sợ hãi và không dám lên tiếng dù sự lên tiếng ấy đang
giúp chính bạn. Đâu đó bạn nghe rằng anh A hoặc chị B bị mời về đồn vì lên
tiếng trên mạng xã hội, nhưng bạn quên rằng có biết bao nhiêu người lên tiếng
một cách mạnh mẽ nhưng họ vẫn an nhiên tự tại. Vì sao? Vì họ không bao giờ tham
gia đảng phái nào, và họ cũng không bao giờ nhận tiền của ai để viết những bài
viết mà họ không hiểu biết thấu đáo.
Còn bạn, ai sẽ bắt bạn nếu bạn đem câu chuyện cảm động về Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải mà chia sẻ cho mọi người cùng biết? Hãy để Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vào bộ nhớ của bạn, chính họ sẽ nhắc nhở bạn cách ứng xử thế nào cho phải phép với chính cá nhân mình.
No comments:
Post a Comment