Thursday, June 6, 2013

Thực phẩm Tầu - con đường dẫn đến địa ngục.

Thứ Ba, ngày 04.06.2013    
Chuyện dân Tàu tham lam làm hàng giả để kiếm lời nhiều là chuyện xưa như trái đất. Nhưng ngày nay lòng tham vô độ đã khiến họ đi quá xa, tạo nguy hiểm cho sức khỏe con người qua thực phẩm giả lan tràn khắp thế giới và ngay cả trong nước của họ thì đủ hiểu cái dã tâm sâu độc của người Tầu lớn đến chừng nào. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Diệp Thanh có tựa đề: " Thực phẩm Tầu - con đường dẫn đến địa ngục." sẽ được Hoàng Ân trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Tháng 9/2012, sông Dương Tử, đoạn chảy xuyên qua thành phố Trùng Khánh, tây nam nước Tầu, đã bất ngờ chuyển thành màu đỏ vàng chỉ sau 1 đêm.

Hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Tầu, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương Tử, cũng như nước từ những con sông Châu Giang và Hoàng Hà bất hạnh, đang đổ vào những nơi nuôi thủy sản xuất cảng ở bờ Đông nước Tầu. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Tầu được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, các loài này sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.
Học giả Tầu, Lưu Thành Tâm ghi nhận: 'Cách nuôi thủy sản ở Trung Hoa thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được giải quyết hợp lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn lại như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh'.
Để giải quyết vấn đề trên, những người nuôi cá nước Tầu thường bơm đủ loại kháng sinh, kháng nấm, thuốc kháng vi rút và thuốc nhuộm bị cấm vào nước đã bị ô nhiễm. Những chất độc này, bao gồm từ chất nhuộm màu lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian, chắc chắn sẽ ngấm vào thịt sinh vật. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thủy sản còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư thối. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá đỏ tươi và nghĩ rằng nó được 'đông lạnh lúc còn tươi nguyên'.
Thật vậy, cái kiểu 'tô son điểm phấn' này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa.
Một vài công ty hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không mảy may nghi ngờ là gạo của Tầu gây suy thận, mục xương.
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi không chia xẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Tầu. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các thương gia Tầu sẵn sàng làm hàng giả đối với dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa gạt lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và sượng. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung Hoa cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Thế mà trước đây bạn cứ nghĩ là ăn cám lúa mì làm hư đường tiêu hóa!
Trong ví dụ thứ hai, âm mưu rất phổ biến trong những tỉnh lớn của Tầu, bao gồm các tỉnh Cam Túc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ Xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo gian có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung cộng công bố một báo cáo thống kê khôi hài: "Mỗi năm, nông dân trồng được 800,000 tấn gạo Vũ Xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!"
Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa gạt quỉ quái này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói: 'Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật'. Đây là lời của những kẻ vô đạo đức đội lốt doanh nhân.
Diệp Thanh

No comments:

Post a Comment