Friday, March 16, 2012

TIN TƯC NGÀY THỨ TƯ 14/03/2012

NHÀ CẦM QUYỀN VN XÉT XỬ VỤ BIẾN ĐỘNG Ở MƯỜNG NHÉ

Vào ngày hôm qua, tòa án tỉnh Điện Biên đã tuyên án tù 8 người dân về tội phá rối an ninh trong vụ bạo loạn ở huyện Mường Nhé vào cuối tháng 4 năm ngoái. Theo cáo trạng thì tám người này không phải là chủ mưu nhưng đã tiếp tay cho cuộc nổi dậy đòi thành lập khu tự trị của người Mông.

Cần nhắc lại, vụ nổi dậy ở Mường Nhé đã gây rúng động trong dư luận thế giới. Nhà cầm quyền Lào và VN luôn phủ nhận là họ đã điều động hàng chục ngàn binh sĩ đến dẹp loạn. Thế nhưng trong cáo trạng vào hôm qua, viện kiểm sát Điện Biên nói rằng, kết quả điều tra cho thấy là hàng ngàn người Mường đã tụ tập và dựng lều trại để cầu nguyện từ ngày 30/4 đến ngày 6/5/2011 để chờ đón quốc vương của họ, và được tổ chức rất chu đáo với các nhóm phụ trách lương thực và y tế.
Tuy nhiên theo nhiều nhân chứng kể lại với các ký giá ngoại quốc thì những người này là tín đồ Tin Lành đã tụ tập vì tin rằng vào ngày đó sẽ có một đấng Cứu thế ra đời, chứ không phải đòi tự trị cho người Mường. Họ đã bị đàn áp khốc liệt với hàng chục người chết và mất tích.

GIỚI QUAN CHỨC HẢI PHÒNG KHUYÊN GIA ĐÌNH ÔNG VƯƠN BỎ QUA MỌI CHUYỆN

Một phái đoàn quan chức Hải Phòng, cầm đầu bởi ông Đan Đức Hiệp, phó chủ tịch thành phố, đã đến thăm vợ con ông Đoàn Văn Vươn và đề nghị "nên chú tâm làm ăn, bỏ qua chuyện cũ, chứ đấu đá để làm gì".
Chị Nguyễn Thị Thương, vợ anh Vươn, đã đáp trả là họ không biết ai muốn đấu đá ai và "chỉ mong được các ông tha cho, càng sớm ngày nào thì tốt ngày đó". Chị cho biết là phái đoàn gồm khoảng 30 người nhưng chỉ nói mấy câu rồi ra về. Một ngày trước đó, giới thanh tra huyện Tiên Lãng cũng đã mời bà Thương lên văn phòng để tra hỏi về quá trình xử dụng đất đai của ông Vươn.
Giới thanh tra cũng yêu cầu chị Thương cung cấp giấy tờ liên quan đến cáo buộc là gia đình đã tự ý khai khẩn thêm 19 mẫu đầm, không đóng thuế và đã tự động cho thuê 3 mẫu đất trong đầm. Việc hạch hỏi này đã khiến cho dư luận thêm bất bình vì rõ ràng là giới quan chức muốn "bới lông tìm vết" để qui tội cho gia đình ông Vươn.

TÌNH HÌNH GIÁO XỨ CỒN DẦU CÀNG LÚC CÀNG CĂNG THẲNG

Tình hình tại giáo xứ Cồn Dầu càng lúc càng căng thẳng thêm khi nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng gia tăng áp lực buộc các giáo dân phải giao số đất còn lại, và ra lệnh cấm các linh mục làm thánh lễ trong vòng 3 tháng.
Hãng thông tấn Công giáo Asia News cho biết là giáo dân Cồn Dầu đang căng thằng chờ đón một đợt trấn áp mới. Giới công an thẳng thừng tuyên bố là sẽ dùng vũ lực để trục xuất những người đang bám trụ trên 10 mẫu đất mà nhà cầm quyền Đà Nẵng đã bán cho một tập đoàn SunGroup để xây khu nghỉ mát.
Cần nhắc lại là hai năm trước đây, vụ cưỡng chế ở Cồn Dầu đã dẫn đến những cuộc xô xát với một phụ nữ thiệt mạng, một số người bị bỏ tù và nhiều người khác phải chạy sang Thái Lan tỵ nạn.

BỘ GIÁO DỤC VN MUỐN DẠY TIẾNG TÀU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bộ giáo dục VN vừa đưa ra ý kiến về kế hoạch giảng dạy tiếng Tàu ở cấp tiểu học và trung học đệ nhất cấp. Theo kế hoạch này thì học sinh tiểu học sẽ học cách giao tiếp bằng tiếng Hoa và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa.
Riêng cấp trung học thì mục tiêu là phát triển thêm khả năng Hoa ngữ, đặc biệt là đọc và viết, tìm hiểu thêm về con người và văn hóa Trung Hoa, "nâng cao trách nhiệm gìn giữ và phát triển ngôn ngữ cũng như văn hóa của người Hoa tại VN".

HÀ NỘI SAN BẰNG MỘT NGHĨA TRANG TRONG ĐÊM KHUYA

Người dân làng Tứ Kỳ thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai – Hà Nội, đã vô cùng phẫn uất khi hàng trăm ngôi mộ của tổ tiên đã bị vùi lấp trong vòng đêm khuya. Nội vụ xảy ra vào đêm 12/3 vừa qua khi một công ty dùng máy ủi và xe tải chở đất đá đến san bằng nghĩa trang của làng.
Đây là nghĩa trang nằm ở cuối làng, trên một khu đất mà nhà cầm quyền quận Hoàng Mai đã thông qua một dự án xây dựng nhà cửa vào năm ngoái. Việc tranh chấp vẫn đang xảy ra thì nhà thầu đã lặng lẽ đưa máy móc đến ủi lấp trong đêm tối. Vào sáng hôm qua, cả làng Tứ Kỳ đổ xô đến nghĩa trang để tìm kiếm mồ mả và xương cốt của tổ tiên mình.

TIN THẾ GIỚI NGÀY THỨ TƯ 14/03/2012

THÊM MỘT TU SĨ TÂY TẠNG TỰ THIÊU Ở TỨ XUYÊN

Tổ chức Tây Tạng Tự Do vào hôm qua loan tin là một nhà sư trẻ tuổi đã tự thiêu tại tỉnh Tứ Xuyên ở miền tây nam Hoa Lục để phản đối chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng.
Theo tổ chức này thì nhà sư trẻ 18 tuổi này thuộc tu viện Kirti, nơi đã có nhiều tăng ni tự thiêu suốt một năm qua trong làn sóng phản đối sự cai trị khắc nghiệt của Trung Cộng đối với sắc dân Tây Tạng.

ĐẾN PHIẾN ĐÀI LOAN PHẢN ĐỐI PHI LUẬT TÂN KHAI THÁC DẦU KHÍ

Bộ ngoâi giao Đài Loan vào hôm qua đã mạnhh mẽ chỉ trích Phi Luật Tân về việc cấp giấy phép cho các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan, gần quần đảo Trường Sa mà Đài Loan cũng tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.
Trong thông cáo đưa ra, Đài Loan nói rằng các quần đảo Đông Sa, Trường Sa, Hoàng Sa và Trung Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc, chiếu theo lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế. Chính vì thế, theo chính phủ Đài Loan thì Phi Luật Tân đã vi phạm chủ quyền của Đài Loan khi cho phép thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Bãi Cỏ Rong vì đây là hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Cần nhắc lại là có 6 nước đang tranh chấp chủ quyền về Trường Sa, và Đài Loan đang chiếm giữ hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình nhưng họ đổi tên thành Thái Bình. Quân số đồn trú trên đảo này là vào khoảng 130 người.

TRUNG CỘNG BỊ KIỆN VÌ GIỚI HẠN VIỆC XUẤT CẢNG ĐẤT HIẾM

Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước trong cộng đồng Âu châu, đã kiện Trung Quốc ra trước tòa án của Tổ chức Mậu dịch Thế giới về việc hạn chế số lượng đất hiếm bán ra thế giới. Cần biết là Trung Quốc hiện sản xuất 95% số lượng kim hiếm quý, vì thế họ gần như độc quyền ấn định giá cả và số lượng bán ra thị trường.
Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các công ty sản xuất các vật dụng điện tử cần đến loại đất hiếm này. Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tuyên bố là việc giới hạn mức xuất cảng của Trung Quốc khiến giá cả tăng quá cao, vi phạm quy định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới. Ông Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ có biện pháp thích đáng nếu như ngành kỹ nghệ của Mỹ bị thiệt thòi. Tuy nhiên Trung Cộng nói rằng họ bắt buộc phải giới hạn đất hiếm vì vấn đề môi sinh.

No comments:

Post a Comment