Friday, March 16, 2012

BẢN CHẤT CÔNG AN TRỊ TẠI VN

Ngày 13.03.2012     

Lời dẫn: Nhà nước cộng sản VN là một nhà nước công an trị, với tài nguyên nhân lực được đổ dồn vào lực lượng "còn đảng còn mình" nhằm bảo vệ cho đảng và chế độ. Đây là lực lượng đang bị người dân gọi là "lũ âm binh" và sẽ trở thành các tấm bia đỡ đạn khi người dân vùng dậy để lật đổ chế độ. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận của Đà Giang, phân tích về bản chất công an trị tại VN, qua sự trình bày của chị Vân Khanh.
Cách đây hơn 1 năm, đông đảo dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa, và lãnh thổ Việt Nam. Họ đã bị công an đàn áp thẳng tay. Thứ trưởng quốc phòng VN là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu lên một câu hỏi đầy kịch tính như:

"Chẳng lẽ chúng ta đã trở thành một chế độ công an trị rồi sao?"
Quả là trân tráo! Đương nhiên là toàn dân Việt đang sống dưới chế độ công an trị, và ông Vịnh là một trong những lãnh tụ của chế độ đang ngồi trên đầu cổ người dân.
Câu hỏi đặt ra, bản chất của công an trị là gì?
Trong một nước có nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, mọi người dân được sống dưới chế độ pháp trị, tức một hệ thống luật pháp nghiêm minh vượt lên trên sự chi phối của bất cứ đảng phái, phe nhóm hay cá nhân nào. Trái lại, dưới chế độ độc tài công an trị như Việt Nam hiện nay, thì toàn dân là những tù nhân bị giam lỏng. Tổ quốc thực ra chỉ là một nhà tù khổng lồ đặt dưới quyền kiểm soát của công an, một công cụ trung thành với đảng. Vì tầm mức quan trọng của công an như là công cụ cai trị, nên đảng đã dồn tài nguyên và nhân lực to tát vào guồng máy công an, thậm chí vượt xa khả năng kinh tế của quốc gia.
Khi xét đến 2 chế độ công an trị tiêu biểu là CSVN và CSTQ, người ta sẽ vô cùng ngac nhiên khi thấy ngân sách công an lại xấp xỉ, hoặc cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Vì dân chúng sinh sống dưới chế độ pháp trị, đã quá quen thuộc với sự kiện là ngân sách quốc gia thường dành cho ngành trị an tương đối khiêm nhường, so với chi phí quốc phòng.
Chẳng hạn trong tài khóa 2010/2011, ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ là 663.7 tỷ mỹ kim, trong khi ngân sách dành cho nội vụ và an ninh (homeland and security) chỉ có 42.7 tỷ. Có nghĩa là Hoa Kỳ chi phí cho vấn đề công an chưa đến 1/10 chi phí của quốc phòng.
Vì thế nhiều người sẽ vô cùng kinh ngạc, khi biết vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, chính Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đã công bố chi phí cho ngành công an tại xứ này là $104 tỷ mỹ kim, xấp xỉ với ngân sách quốc phòng là $106 tỷ. Trong khi đó, ngân sách quốc phòng Việt Nam lại là một bí mật quốc gia, không thể tiết lộ cho bất cứ ai, kể cả nhân dân. Tuy nhiên, theo ước đoán của các chuyên gia quốc tế, trong đó có giáo sư Carl Thayer tại Úc, thì trong tài khóa 2010/2011, CSVN đã chi ra khoảng 2.66 tỷ mỹ kim cho quốc phòng. Và Quân số Việt Nam hiện nay có khoảng 450,000 người, nhưng số công an là gần 2 triệu. Với khối lượng công an khổng lồ như vậy, cho thấy CSVN chi cho ngành công an chắc chắn cao hơn cho quốc phòng rất nhiều. Đó là chưa tính công an cấp thấp ở khu vực, thôn, ấp, không được liệt kê như các công chức thuộc bộ công an.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là thứ trưởng công an, thế nên lực lượng công an chính là căn bản quyền lực của ông. Các tay lãnh đạo bộ công an hiện nay là: -
- Bộ trưởng công an: Thượng tướng Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính trị.
Và 6 thứ trưởng là: -
1. Thượng tướng Đặng Văn Hiếu
2. Trung tướng Phạm Quý Ngọ
3. Trung tướng Lê Quý Vương
4. Trung tướng Bùi Quang Bền
5. Trung tướng Tô Lâm
6. Trung tướng Trần Việt Tân
Rất nhiều người tỏ ra thắc mắc là tại sao công an VN có cả cấp tướng, và quá nhiều tướng đến như vậy. Ngạc nhiên này vẫn chưa hết!
Vào chiều ngày 16 tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, đã theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm cấp tướng cho 58 sĩ quan cao cấp ngành công an. Đây chỉ là những người mới được thăng cấp. Câu hỏi đặt ra, là công an nhân dân Việt Nam có bao nhiêu ông tướng và bao nhiêu ông tá? 100, 200 hay bao nhiêu nữa?
Đối với đảng cộng sản VN với điều 4 hiến pháp chống lưng, thì đây là một bí mật quốc gia mà nhân dân không được quyền biết đến. Nếu kẻ nào tiết lộ sẽ bị đảng nghiêm trị theo Bộ Luật Hình Sự.
Tuy Trung Quốc và Việt Nam đều là những chế độ công an trị, nhưng có một sự khác biệt trong bản chất giữa 2 nước. Tại Trung Quốc, công an chỉ là một công cụ của các lãnh tụ chóp bu nắm giữ quân đội. Một cách gián tiếp, công an Trung Quốc là công cụ của quân đội, mà kẻ nào nắm chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương mới là lãnh tụ tối cao.
Ngược lại tại Việt Nam, quân đội là công cụ của các lãnh đạo công an. Từ khi các tay trùm công an là Phạm Hùng (cai trị từ năm 1981 đến 1987) và Mai Chí Thọ (cai trị từ 1987 đến 1991) lên nắm chức bộ trưởng công an, thì quân đội nhân dân đích thực là công cụ của họ không hơn không kém.
Đây là khuyết điểm chí mạng của chế độ VN so với chế độ TQ. Mặc dù công an là công cụ kềm kẹp dân chúng rất hữu hiệu, nhưng do công an tiếp xúc với dân hằng ngày nên rất dễ bị lũng đoạn và tha hóa. Một khi dân chúng nổi dậy thì công an trở thành những tấm bia cho dân chúng nhắm vào, như ám sát công an, đánh hội đồng công an, đốt phá đồn công an, bao vây và giam cầm công an, là những việc thường xảy ra tại Nga Sô và Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông, cũng như đã và đang xảy ra tại Trung Quốc và VN.
Bởi công an chỉ là công cụ của quân đội tại TQ, nên khi công an bị lâm nguy tại Thiên An Môn thì quân đội TQ ra tay can thiệp để cứu đảng, cũng như tự cứu lấy mình. Tuy nhiên tình hình Việt Nam lại khác hẳn. Một khi nhân dân đứng dậy và công an bị lâm nguy, thì xác suất quân đội nhân dân VN ra mặt, để cứu một lực lượng an ninh đã từng chèn ép họ trong suốt thời kỳ đảng cầm quyền, sẽ rất thấp.
Chính vì thế, sự tha hóa trong hàng ngũ công an Việt Nam là một khuyết điểm chí mạng, đánh dấu ngày tàn bất khả vãn hồi của đảng CSVN.
Đà Giang
11/3/2012

No comments:

Post a Comment