Saturday, May 11, 2013

TRƯƠNG TẤN SANG VIẾT: ĐẢNG KHÔNG BÁN RẺ ĐẤT NƯỚC NHỮNG SỰ KIỆN TRONG QUÁ KHỨ CHỨNG MINH ĐẢNG BÁN NƯỚC CHO TÀU

Thứ Năm, ngày 09.05.2013    
Sự thông minh, lòng lương thiện và chủ nghĩa cộng sản là những mệnh đề không thể cộng sinh. Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang là một đại gian hùng, dĩ nhiên không thể thiếu thông minh. Một khi ông biện minh vô vọng cho CSVN bán nước, thì kết luận hiển nhiên phải là: như nhiều lãnh tụ CS khác là ông thiếu hẳn tính lương thiện.
Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Võ Long Triều với tựa đề: "TRƯƠNG TẤN SANG VIẾT: ĐẢNG KHÔNG BÁN RẺ ĐẤT NƯỚC. NHƯNG, NHỮNG SỰ KIỆN TRONG QUÁ KHỨ CHỨNG MINH ĐẢNG BÁN NƯỚC CHO TÀU" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Báo Tiền Phong online giới thiệu bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày thành lập quân đội nhân dân, trong đó ông cáo buộc những trang mạng xã hội nghi ngờ chủ trương đối ngoại của đảng và vu cáo, xuyên tạc đảng CSVN "bán rẻ đất nước". Sau đó Sang viết tiếp: "Với tư cách là người có trọng trách trong đảng và là người đứng đầu nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định: Đảng, nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo".

Trước đó vào tháng 10 năm 2012, khi tiếp xúc với cử tri quận 4 Saigon, ông Sang cả quyết: "Đảng và nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông".
Vậy, ông Trương Tấn Sang giải thích như thế nào về Hội nghị Thành Đô những ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, dẫn đến những hiệp ước cắt đất giao biển do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười Chủ tịch hội đồng bộ trưởng cùng với cố vấn ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng, thương lượng với phía Trung cộng là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng?
Cuộc gặp mặt bí mật nầy không được công bố trong nước. Tại sao? Những người lãnh đạo đất nước luôn hô hào do dân, vì dân mà có điều gì gian dối, khó hiểu, đến nỗi không dám phổ biến cho toàn dân biết được?
Ngày 7 tháng 11 năm 1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký hiệp định mậu dịch Trung-Việt và "hiệp định giải quyết vấn đề biên giới hai nước" tại nhà khách Điếu Ngư Đài của Trung cộng.
Cũng xin nhắc lại từ năm 1951 đến 1975, Việt Nam Cộng Hòa luôn bác bỏ những tuyên bố của Trung cộng về chủ quyền trên đất liền và trên biển. Sau đó, Hà Nội ký "hiệp định biên giới" nhượng hơn 110 cây số vuông trên đất liền. Và "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh. Hiệp định nầy thay thế "Công Ước Pháp - Thanh" năm 1887, "Công ước Pháp - Thanh" xác định vùng biển trong đó Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn Hiệp định vịnh Bắc bộ Hà Nội ký cho phép cái "lưỡi bò" của Trung cộng liếm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra công hàm của Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, tán thành bản tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 4 tháng 9 năm 1958, quyết định về hải phận của Trung cộng.
Hai vấn đề nêu trên: Một là hiệp định vịnh Bắc bộ. Hai là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đủ cho phép Trung cộng lộng hành như ta đã thấy.
Với hai sự kiện đó, có thể kết luận rằng đảng cộng sản đã bán Việt Nam cho Trung cộng chưa? Hay còn phải chờ xem những phản ứng hèn nhát khó hiểu của Hà nội trước những việc đã xẩy ra từ nhiều năm qua, để Trương Tấn Sang mới có đủ sự kiện suy nghĩ và rút lại mấy chữ "Vu cáo và xuyên tạc đảng" của ông.
Nếu cộng sản Hà Nội không bán, không dâng, không triều cống vùng biển của mình cho đồng chí "Tốt" thì tại sao tàu Trung cộng đánh chìm ngư thuyền Việt Nam mà Hà Nội không dám tố đích danh, phải né tránh gọi là "tàu lạ"?
Tàu lạ lộng hành đến mức cướp tài vật của ngư phủ Việt Nam, bắt ngư dân đòi tiền chuộc mạng nhiều lần, mà nhà nước Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ, không dám triệu Đại sứ Trung cộng đến bộ ngoại giao của mình như thông lệ quốc tế thường làm mà phải sai người đưa bản văn phản đối đến tận tòa Đại sứ Trung cộng!
Hãy nhìn qua nước láng giềng Philippines... Khi Trung cộng mới khởi sự huy hiếp đảo Scarborough, chính phủ Phi triệu ngay Đại sứ Tàu cộng đến bộ ngoại giao để nghe lời phản đối mạnh mẽ và kiện chúng ra tòa án quốc tế, Trung cộng đành dịu giọng! Trong khi đó, mỗi lần Trung cộng vi phạm chủ quyền của mình, Việt Nam phản đối qua loa để chứng minh cho dư luận trong và ngoài nước khỏi lên án Hà Nội hèn nhát hay đã bán nước rồi.
Sự ngang ngược lấn lướt của Trung cộng dựa vào những Hiệp Ước giao đất, giao biển của Hà nội nên mới xảy ra những vụ:
-Trung cộng đơn phương cấm đánh cá từ 16 tháng 5 đến 1 tháng 8.
- Tàu Trung cộng cắt giây cáp tàu khảo sát Bình Minh II của Việt Nam... Rồi lại cắt giây cáp tàu Viking trong lúc đang khảo sát trong hải phận của mình.
Trên đất liền thì Nguyễn Tấn Dũng dâng vùng Cao Nguyên cho Trung cộng khai thác Beauxite, bất chấp sự nguy hại và bất lợi kinh tế, dù các chuyên gia khuyến cáo Dũng cũng vô hiệu. Ngoài ra, 9 tỉnh vùng biên giới phía Bắc và một tỉnh phía Nam cho người Hoa mướn rừng dài hạn 50 năm.
Phải chăng là Trung cộng mướn rừng trước, chiếm nước sau? Hay là Hà Nội đang chấp nhận và thực thi lời của Phó Thủ Tướng Tố Hữu khẳng định:
"Bên ni biên giới là nhà,
Bên kia biên giới cũng là quê hương"
Rất mong Trương Tấn Sang không phải là phường bán nước cầu vinh như ông khẳng định trước cử tri Saigon và ông sẽ không cúi đầu thuần phục Trung cộng như các đồng chí khác. Vậy thì, xin ông hành động tích tực hơn để tự cứu mình và cứu dân tộc khỏi ách nô lệ Tàu "Bắc thuộc" kiểu mới./.
Võ Long Triều

No comments:

Post a Comment