Sunday, May 5, 2013

Tin tức Chủ Nhật, ngày 05.05.2013

Công an ngăn chặn các buổi dã ngoại quyên con người

Như thông báo của nhóm Chúng ta – Công dân tự do các buổi dã ngoại để thực thi quyền làm người đã diễn ra hôm nay tại 3 địa điểm tại Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn. Tại công viên Nghĩa Đô ở Hà Nội, mặc dù công an ra sức quay phim chụp hình và thậm chí dùng loa phóng thanh để quấy phá nhưng cũng đã có hơn 100 người đến tập trung và buổi dã ngoại diễn ra tương đối tốt đẹp.
Tại Công viên Bạch Đằng ở Nha Trang nhiều an ninh chìm nổi đã trà trộn vào đoàn người và họ đã ngăn chặn chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nắm không cho chị đến chỗ tụ tập. Họ đã ép buộc chị và anh Hải đi đến quán cafe để giữ chân họ tại đó. Tại Sài Gòn, các bạn trẻ tụ tập tại ??? từ rất sớm và luôn cả lực lượng công an cũng trà trộn vào đây. Riêng cô Nguyễn Hoàng Vi, anh Quốc Anh và anh Vũ Sỹ Hoàng thì bị công an bắt đi, và nhân chứng cho biết có khoảng 5 người bị công an bắt quăn lên xe một cách thô bạo. Ngoài ra những người ở các thành phố khác không thể đi đến 3 nơi trên cũng bị đàn áp. Như trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên, vì đang trong thời gian bị quản chế cô đã cùng mẹ đã tổ chức buổi dã ngoại tại gia nhưng công an cũng đã cắt điện thoại và công đã đã ngăn chặn những người đến cùng tham gia dã ngoại với gia đình cô.
Mời quý thính giả theo dõi bài tường thuật của chúng tôi ngay sau phần tin tức.

Chết trong nhà tạm giam, Hàng trăm người "vây" trụ sở Công an thành phố Mỹ Tho

Hàng trăm người đã tụ tập trước cổng trụ sở Công an thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nhiều người trong số này đã chửi bới, ném gạch đá, vật dụng và xô xát với lực lượng công an làm nhiệm vụ ổn định trật tự. Trước khi kéo đến công an, họ đã liên tục gọi điện vào đường dây nóng một số tờ báo ở Sài Gòn để thông tin có vụ việc và muốn báo chí đưa tin. Trong quá trình gây rối, xô xát với công an, một vài người còn tiếp tục gọi điện cho báo chí yêu cầu phải cử phóng viên đến đẻ làm sáng tỏ việc Công an thành phố Mỹ Tho ép cung bị can Chung Tấn Phát dẫn đến bị can này tự tử chết trong nhà tạm giữ.

Bộ Công An muốn áp lực báo chí phải bạch hóa các nguồn tin mà họ muốn.

Bộ công an cho biết đã đề xuất sửa đổi điều 7 trong Luật báo chí, theo đó, thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền yêu cầu báo chí buộc phải tiết lộ nguồn tin liên quan đến các vụ tham nhũng. Đề xuất này được đưa ra sau khi có nhiều ý kiến phê phán và chê bai sự bất lực của lực lượng công an trong các vụ án tham nhũng lớn như Vinashin, Vinalines...
Ngay lập tức, đề xuất này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội. Nhà báo Mai Phan Lợi gọi đây là 'sự kiện chấn động' nếu dự luật trên được thông qua. Trong khi đó, nhà báo Trần Quang Thành thẳng thắn gọi đây là một 'thủ đoạn' của CA nhằm 'tiêu diệt và bịt miệng' những ai dám đứng lên chống tham nhũng. Vì Theo quy định về đạo đức hành nghề báo chí và bộ quy tắc nghề nghiệp báo chí của thế giới thì bảo vệ nguồn tin là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người làm báo
Được biết, nguyên văn điều 7 Luật báo chí hiện nay quy định: "Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng".

No comments:

Post a Comment