Wednesday, May 29, 2013

Những em bé bán vé số và ăn xin bị vắt kiệt sức ở Hà Nội

Thứ Ba, ngày 28.05.2013    
Chế độ Cộng sản Hà Nội đã khéo vẽ ra một thiên đường, ở đó không có người bóc lột người, chỉ có dân chủ và tính nhân văn… Nhưng, cũng ngay sát sườn bộ máy trung ương đảng Cộng sản, những số phận bị ném ra đường không thương tiếc, những con người bị vắt kiệt sức để phục vụ cho kẻ bóc lột… Tất cả những thứ như người bóc lột người, ném con vào sọt rác hay vỉa hè một cách lạnh lùng đều do nền giáo dục xảo trá, thực dụng và vô cảm của nhà nước Cộng sản mà ra. Câu chuyện “Những Em Bé Bán Vé Số Và Ăn Xin Bị Vắt Kiệt Sức ở Hà Nội” là một trong những minh chứng cho nền giáo dục và môi trường đậm chất thú vật này. Trong tiết mục Góc Khuất Cuộc Đời mời quý thính giả nghe bài " Những Em Bé Bán Vé Số Và Ăn Xin Bị Vắt Kiệt Sức ở Hà Nội" của Đoàn Việt Minh qua sự trinh bày của Hướng Dương để tiếp nối chương trình tối hôm nay./em>
Giữa Hà Nội, có những mảnh đời non nớt, lây lất, kiếm cơm qua bữa không trọn vẹn, bị xã hội đen chèn ép, đè đầu cưỡi cổ, bóc lột mồ hôi và nước mắt, kêu trời không thấu. Đó là những em bé ăn xin và đi bán vé số không có cha mẹ, cuối cùng rơi vào tay xã hội đen, bọn chúng cho các em ăn cơm, tập trung các em thành nhóm và bắt đi bán vé số, đi ăn xin cả ngày, đến tối về, phải nộp tiền cho chúng.
Theo dõi gần một tuần, chúng tôi phát hiện mỗi sáng, các em xuất phát ở bến xe Giáp Bát, chiều về, các em lần lượt có mặt ở đây, sau đó đi vào một con hẻm và mất hút. Chúng tôi tiếp tục theo chân các em thì phát hiện được các em ở trong một căn phòng rộng, lợp tôn, trong một bãi đất còn tương đối trống. Tổng cộng có mười bốn em, đứa lớn nhất chừng mười hai tuổi, đứa nhỏ nhất có lẽ chưa đầy một tuổi. Trong đó, có năm em đi bán vé số, còn những em nhỏ hơn thì đi ăn xin, đứa chưa đầy một tuổi dành để cho mấy bà ăn xin thuê mỗi ngày.

Gặp một em trong nhóm bán vé số, em này rất nhút nhát, khó bắt chuyện. Sau một lúc mua vé số, cho kẹo và hỏi chuyện, em kể thật là em không cha không mẹ, em nghe nói bà chủ nhặt em về ở đâu đó và nuôi em lớn lên, em không được đi học, chỉ được bà chủ dạy cho biết đếm số, đọc và ghép được hai mươi bốn chữ cái để đi bán vé số. Mỗi ngày, em và các bạn dậy lúc 5 giờ sáng, được ăn mỗi đứa một gói mì tôm, sau đó bà chủ chia cho mỗi đứa một ít tiền lẻ để thối, một xấp vé số và lên đường, bà chủ dặn các em phải tuyệt đối không được đi cùng nhóm và về cùng một lần, điểm tập trung tạm thời là bến xe Giáp Bát, cứ ra đó và mỗi đứa rẽ một hướng, chiều về lại gặp nhau ở đó và mỗi mười phút thì một đứa chạy về nhà, không được đi chậm, không được chạy mà phải đi thật nhanh, đừng cho ai thấy. Em và các bạn đã bán vé số được hai năm nay, trước đây, em cũng đi ăn xin như các em nhỏ bây giờ.
Em cho biết thêm là những em bé ăn xin thường bắt đầu vào lúc sáu tháng tuổi, chúng cũng không có cha mẹ giống như em, được bà chủ nhặt về, nuôi đến sáu hoặc bảy tháng thì cho thuê, những bà ăn xin còn trẻ tuổi đến mướn chúng với giá chín mươi ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng một ngày và cứ như thế, ẵm em bé đi qua khắp các con đường để đánh động lòng thương. Theo như em thấy, một người đi xin, nếu không ẵm theo trẻ con, số tiền kiếm được cao nhất chừng một trăm ngàn đồng một ngày, còn nếu ẵm theo trẻ con, số tiền có thể tăng gấp đôi, gấp ba lần, thậm chí trúng quả, nhiều khi gặp người có nhiều tiền, họ sẽ xót thương và cho cả vài trăm ngàn đồng là chuyện bình thường. Việc thuê một đứa bé ẵm đi ăn xin lúc nào cũng có lợi hơn đi xin một mình. Trước đây, thời em còn nhỏ là năm mươi ngàn đồng một ngày, bây giờ thì một trăm ngàn đồng. Những đứa bé hết thời cho thuê như em thì phải đi bán vé số cật lực, chiều về nộp cả vốn lẫn lãi cho bà chủ, đứa nào bán nhiều sẽ được thưởng cho một cái bánh bao hoặc vài cây kẹo gì đó, đứa nào bán ít, bị bà chủ quở mắng là chây lười, ham chơi, sẽ bị phạt quì và nhịn ăn bữa tối. Vì sợ bị phạt, em và các bạn luôn cố gắng bán càng nhiều vé càng tốt.
Chúng tôi hỏi thêm về chuyện chỗ ngủ, ăn ở và áo quần, em cho biết là mỗi năm, em được bà chủ mua cho hai bộ áo quần mới và kiếm đâu đó một số áo quần cũ người ta bỏ đi về cho em và các bạn mặc để đi bán vé số, mặc đến bao giờ rách thì tận dụng cho những em bé ăn xin vì ăn xin thì phải rách rưới, thụng thịnh áo quần người ta mới thương hại mà cho nhiều tiền. Mỗi ngày em được ăn ba bữa, sáng ra một gói mì tôm, trưa tự kiếm cơm ngoài đường, tiêu chuẩn là mười ngàn đồng, chiều về, nếu bán được trên năm chục tấm vé số thì được ăn một chén cơm, bán được trên bảy chục tấm thì ăn hai chén, bảy chục tấm trở lên thì ăn thoải mái, không bị quở mắng. Rút kinh nghiệm nhiều lần bị phạt, em và các bạn chỉ ăn trưa đúng năm ngàn đồng, thường thì ghé chợ mua một dĩa cơm trắng, xin thêm chút nước chan và vài cọng rau, thế là ấm bụng, còn dư năm ngàn đồng, đến 4h chiều, thấy hơi đói, lại ghé chợ nào đó, lặp lại việc lúc trưa, lại cơm chan nước thịt hoặc nước cá, vài cọng rau, thế là qua bữa, nếu tối về có bị phạt cũng không bị đói cồn cào lúc giữa khuya.
Kể đến đây, em thở dài và nói với chúng tôi rằng em ước gì mình có cha mẹ, được ăn một bữa cơm trên mâm đường hoàn. Nhưng sao ước mơ đó đối với em thật là viễn vông, em chẳng biết cha mẹ còn sống hay đã chết, em chỉ nhớ rằng bà chủ đã nhặt em từ một thùng rác nào đó trong thành phố, nhặt các bạn từ hiên nhà hoặc một ngã ba đường nào đó mang về nuôi. Em rất thèm có ba mẹ... Kể đến đây, em nhờ chúng tôi mua thêm giùm một tờ vé số, chúng tôi mua thêm và tặng em một chút tiền để ăn một bữa cơm như em mơ ước. Em cầm tiền, cám ơn và chạy mất hút vào một con hẻm.
Chúng tôi nhìn theo dáng nhỏ nhoi và nghĩ về tương lai mù mịt của em, rồi ngồi bần thần suốt buổi sáng trong quán cà phê.
Đoàn Việt Minh

No comments:

Post a Comment