Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An.
1/ NGƯỜI PHILIPPINES BIỂU TÌNH TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ VN Ở MANILA
Hàng chục người Philippines thuộc nhóm chiến binh Makabansa đã biểu tình
trước tòa đại sứ VN ở thủ đô Manila vào hôm qua 1/8 nhằm phản đối lệnh đánh bắt
hải sản.
Nhóm chiến binh Makabansa đã lên án hành động được cho là
quân sự hóa vùng biển Tây Philippines và kêu gọi Việt Nam ngừng đánh bắt cá dọc
theo bờ biển của nhóm đảo Kalayaan, mà VN gọi là Trường Sa.
Các hình ảnh chụp tại cuộc biểu tình cho thấy nhóm này đã
xé cờ đỏ sao vàng được in trên giấy bìa cứng, đồng thời mang theo các biểu ngữ
bằng tiếng Anh và tiếng Phi như "Việt Nam ngừng ngay quân sự hóa nhóm đảo
Kalayaan", "Hòa bình chứ không chiến tranh", hay "Bảo vệ và
phòng thủ nhóm đảo Kalayaan".
Quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp của sáu bên
bao gồm Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Cộng và Việt Nam.
Đảo Thị Tứ mà Philippines đang kiểm soát ở khu vực này là đảo lớn thứ hai về mặt diện tích trong quần đảo Trường Sa.
2/ BẠO QUYỀN VN NUÔI DƯỠNG MỘT
NHÓM TIN TẶC
VN là nơi có nhóm tin tặc trong số ít nhất 17 nhóm được
chính phủ ủng hộ dùng dịch vụ nhằm theo dõi và tống tiền nạn nhân của công ty
Cloudzy.
Giới nghiên cứu tại công ty an ninh mạng Halcyon, trụ sở
tại Texas, đưa ra cáo buộc nói trên trong báo cáo được công bố vào hôm qua 1/8.
Ngoài Việt Nam, những nước có các nhóm tin tặc tương tự
dùng dịch vụ của Cloudzy được cho biết là gồm Trung Cộng, Nga, Iran, Bắc Hàn,
Ấn Độ và Pakistan.
Tin này bị giới chức điều hành Cloudzy phản bác vì cho rằng
công ty không thể chịu trách nhiệm cho khách hàng, mà theo ước tính chỉ có 2%
là độc hại. Trong khi đó theo Halcyon thì khoảng phân nửa thương vụ của
Cloudzy là độc hại, bao gồm việc cho các nhóm mã độc tống tiền thuê dịch
vụ.
Tổng giám đốc Hannan Nozari nêu câu hỏi là nếu quý vị là
một công ty sản xuất dao, quý vị có phải chịu trách nhiệm về việc ai đó dùng
dao không đúng cách?
Giới bảo vệ an ninh mạng cho rằng trường hợp Cloudzy như
vừa nêu là một điển hình về cách thức mà các tin tặc và những băng nhóm dùng mã
độc tống tiền, tiến hành những phi vụ lớn thông qua các công ty nhỏ trong lĩnh
vực không gian mạng.
Công ty Halcyon phát giác hoạt động của Cloudzy bằng cách vạch ra bản dấu chân thông qua biện pháp thuê máy chủ trực tiếp của Cloudzy và kết nối với các hoạt động tin tặc đã biết.
3/ BÀ AUNG SAN SUU KYI ĐƯỢC GIẢM ÁN 6 NĂM TÙ
Nhà lãnh đạo chính phủ dân sự Miến Điện, bà
Aung San Suu Kyi, vừa được ân xá 5 trong số 19 tội danh mà bà bị kết án 33 năm
tù trước đó.
Việc ân xá sẽ giảm bớt 6 năm của án 33
năm cho bà. Cựu tổng thống Win Myint, người bị lật đổ cùng với bà Suu Kyi, cũng
được giảm án tù.
Tập đoàn quân phiệt Miến đã đã đưa ra
những nhượng bộ nói trên trong nỗ lực khôi phục các nỗ lực ngoại giao bị đình
trệ. Vào tuần trước, bà Suu Kyi được chuyển từ nhà tù sang quản thúc tại gia ở
thủ đô Naypyitaw.
Cần biết ba Suu Kyi 78 tuổi, người được trao
giải Nobel, đã bị quân đội giam giữ kể từ tháng 2 năm 2021 sau cuộc đảo chánh
lật đổ bà. Cuộc đảo chính đang gây ra một cuộc nội chiến ở nước này và dẫn đến
cái chết của hàng ngàn người.
Một số quốc gia, đặc biệt là Trung Cộng
và Thái Lan, đã bắt đầu đối thoại với tập đoàn quân phiệt, nhưng những hoạt
động này đã bị chỉ trích vì loại trừ đảng của bà Suu Kyi, đảng đã giành được đa
số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020.
Bà Suu Kyi đang kháng cáo các bản án đối với các tội danh khác, từ gian lận bầu cử đến tham nhũng,
4/ GẦN NỬA TRIỆU PHIẾU BẦU CỬ BẤT HỢP LỆ Ở CAMPUCHIA
Ủy ban Tuyển cử Campuchia vào hôm qua 1/8 cho biết có gần
nửa triệu lá phiếu bất hợp lệ trong cuộc bầu cử vào cuối tháng trước, mà những
người chỉ trích gọi là cuộc tuyển cử giả hiệu vì tất cả các đảng đối lập đều bị
cấm tranh cử.
Sau gần 40 năm cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen sẽ trao lại
quyền lực cho con trai vào cuối tháng này sau khi đảng cầm quyền Nhân dân
Campuchia giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử vào ngày 23/7.
Đảng Nhân dân Campuchia đã giành được 80% trong tổng số hơn
8 triệu phiếu bầu, theo tuyên bố của Ủy ban Tuyển cử Quốc gia vào hôm qua. Ủy
ban cho biết có khoảng 440 ngàn lá phiếu không hợp lệ với tỷ lệ cử tri đi bầu
là 85%.
Giới chức trách đã đe dọa cử tri bằng các hình phạt nặng nề
nếu họ làm hỏng các lá phiếu hoặc tẩy chay cuộc bầu cử hoặc thúc giục những
người khác hành động như vậy.
Giới đối lập và các nhóm nhân quyền tố cáo ông Hun Sen trong nhiều năm qua đã trấn áp các định chế dân chủ, đàn áp các đối thủ và những người chỉ trích. Tuy nhiên phe ông Hun Sen đã bác bỏ những cáo buộc này.
5/ UKRAINE XỬ DỤNG CÁC
CẢNG CỦA CROATIA ĐỂ XUẤT CẢNG NGŨ CỐC
Sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng Croatia tại thủ đô Kiev vào
hôm thứ Hai 31/7, ngoại trưởng Ukraine thông báo là hai nước đã đồng ý về khả
năng xử dụng các cảng của Croatia trên sông Danube và biển Adriatic để xuất cảng
ngũ cốc của Ukraine.
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết là Ukraine sẽ nghiên cứu để lập các
tuyến đường hiệu quả nhất đến các cảng này và tận dụng tối đa cơ hội này. Mọi
đóng góp để giải tỏa xuất cảng đều là sự đóng góp thực sự và hiệu quả đối với
an ninh lương thực của thế giới.
Cần biết là vì nước Nga ngưng thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc
Ukraine qua biển Hắc Hải, chính phủ Ukraine hiện phải dựa vào các tuyến đường
bộ qua ngả Âu châu, cũng như một đường thủy thay thế trên sông Danube để xuất cảng
ngũ cốc. Tuy nhiên trong tháng Bảy vừa qua, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng dọc
theo tuyến đường sông nói trên.
Ngoại trưởng Kuleba còn cho biết là ngoài xuất cảng ngũ
cốc, vấn đề vũ khí cũng được đề cập trong cuộc gặp gỡ đồng nhiệm Croatia, nhưng
ông không cho biết thêm chi tiết.
Vẫn liên quan đến biển Hắc Hải, một tàu chở hàng của Do
Thái, xuất phát từ hải cảng Ashdod, đã đi đến vùng biển này vào chiều 31/7
và đã đi vào khu vực sông Danube của Ukraine. Đây là chiếc tàu đầu tiên
dám “thách thức” lệnh cấm của Nga. Chiếc tàu Do Thái đã được máy bay
tuần tra của Mỹ hộ tống. Đi sau tàu chở hàng của Do Thái trên
sông Danube còn có 4 tàu khác.
Xin nhắc lại là sau khi ngưng thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc Ukraine qua ngả Hắc Hải, Nga hôm 19/7 tuyên bố tất cả tàu thuyền mang cờ hiệu nước ngoài xuất phát hoặc đi tới các cảng Ukraine là mục tiêu quân sự.
No comments:
Post a Comment