Sau thời gian dài thương thảo, ngày 27/7/2023 ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nhà nước CSVN đã có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Francis và Quốc Vụ Khanh tòa thánh là hông y Pietro Parolin, hai bên đã ký thỏa thuận về qui chế Vatican được mở Văn Phòng Thường Trú tại VN. Sự kiện này có ý nghĩa gì, mời quí thinh giả theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ, sẽ được Hải Nguyên trình bày sau đây
Thưa quí thinh giả,
Nói đến chính
sách đối ngoại của nhà nước CSVN, họ luôn khẳng định rằng họ: “theo đuổi
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng
hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới và là
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế... trên tinh thần đó, Việt Nam
coi trọng và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh Vatican trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế
giới”.
Ngôn từ ngoại
giao thì như thế, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Tất cả các sách giáo khoa,
cũng như tài liệu học tập dành cho đảng viên CS, đều dậy rằng: “tôn giáo là
thuốc phiện nhằm ru ngủ con người”, nên phải tiêu diệt tôn giáo, nếu không
tiêu diệt được thì biến tôn giáo thành công cụ phục vụ cho quyền lợi cùa đảng
CS. Đường lối này đã được triệt để áp dụng tại Nga, Trung Cộng và Việt Nam khi
đảng CS chiếm được chính quyền.
Riêng
tại VN, ở Miền Bắc từ 1955 và toàn cõi VN từ sau ngày 30/4/1975; tất cả các tôn
giáo đều bị đàn áp khốc liệt. Tài sản như trường học, nhà thương, viện mồ côi,
in ấn, truyền thông....nói chung, các cơ sở văn hóa, giao dục, y tế, xã hội do
các tôn giáo làm chủ và điều hành đều bị tịch thu. Các cơ sở đào tạo giáo sĩ tu
sĩ đều bị giải thể. Chỉ chừa lại một
phần nhỏ các nơi thờ tự, thiền viện, tu viện, thánh thất mang tính biểu tượng
mà thôi.
Công dân
có tôn giao, nhất là Công Giáo, bị xem là công dân hạng hai, không được giữ các
chức vụ trong chính quyền, con cái họ bị phân biệt đối xử trong hệ thống giáo
dục, thi cử, tuyển dụng, chọn ngành nghề, và nhiều hình thức sàng lọc khác.
Về mặt
ngoại giao giữa CSVN - Vatican, sau Hiệp Định Geneve năm 1954. Tòa Khâm Sứ số 42 phố Nhà Chung Hà Nội đã bị đóng cửa. Sứ
thần Tòa Thánh Vatican đã dời vào Sài Gòn. Nhưng khi Miền Nam VN rơi vào tay CS
ngày 30/4/1975, thay vị nhà nước chủ động cắt đứt quan hệ ngoại giao với
Vatican, họ đã sử dụng những phần tử Công Giáo thân cộng, và cán bộ CS nằm vùng,
khủng bố tòa Khâm Sứ trên đường Hai Bà Trưng. Đám người tay sai này đã xông vào
tòa Khâm Sứ, sỉ vả Khâm Sứ Henri Lemaitre, qui kết cho Ngài tội cấu kết với Mỹ
can thiệp vào nội bộ VN, đuổi Ngài ra khỏi tòa Khân Sứ. Dựa vào sự kiến ấy,
bằng ngôn ngữ ngoại giao, ngày 04-6-1975, cái gọi là Bộ Ngoại Giao Chính Phủ
Cách Mạng Lâm Thời MNVN đã thông báo cho Đức Khâm Sứ rằng: “Ngài nên lánh
khỏi Việt Nam trong một thời gian, càng sớm càng tốt, nếu không sự hiện diện
của Ngài sẽ không còn được bảo đảm”. Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre đã rời Sài Gòn hôm 05-6-1976.
Quan hệ ngoại giao VN Vatican cũng chấm dứt từ đó.
Thời
gian 13 năm tiếp theo, trên cương vị toàn cầu, Tòa Thánh Vatican luôn quan tâm
tới số phận của mấy triệu người CGVN, đang khốn khổ dưới chế độ độc tài CSVN. Cùng
thời gian ấy, vì lệnh cấm vận của Mỹ, VN kiệt quệ, nên buộc phải tìm đường mở
cửa ra thế giới bên ngoài! Tìm quanh, không có cánh cửa nào thuận tiện hơn là
Vatican lúc ấy, nên bằng nhiều kênh liên lạc không chính thức, tháng 7/1989,
CSVN đã cho Hồng Y Roger Etchegaray, là một người Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh
Công Lý và Hoà Bình, đến thăm VN; khởi đầu một một giai đoạn mới.
Từ đó
cho đến năm 2008, VN và Vatican đã có 17 lần gặp nhau ở cấp độ chuyên viên. Rồi
lần lượt lãnh đạo nhà nước CSVN đã đến Vatican gặp Giáo Hoàng. Từ Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, còn có Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng gặp
Giáo Hoàng nữa.
Kết quả
những cuộc gặp gỡ và thương thảo nêu trên, năm 2011, Tòa Thánh đã bổ nhiệm Tổng
Giám mục Leopoldo Girelli làm Đặc Phái Viên không thường trú cho Việt Nam,
nhưng Văn phòng đặt ở Singapore. Có nghĩa là mỗi lần sang VN, chức sắc này phải
xin Visa nhập cảnh vào VN.
Từ năm
2009, hai bên thành lập nhóm công tác để tiếp tục đàm phán về mối quan hệ ngoại
giao. Sau 14 năm thương thảo, kết quả là hôm 27/7/2023 vừa qua, Chủ Tịch nước
Võ Văn Thưởng đã đến Vatican để ký kết “Thỏa thuận về Quy chế của Đại Diện
Thường Trú của Tòa Thánh và về Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại
Việt Nam”. Đây là bước đầu để tiến đến bình thường hóa quan hệ ngoại
giao, nhưng con đường còn dài và còn nhiều chông gai.
Chông
gai ở đây là những toan tính do Hà Nội chủ động nêu ra, vì chỉ khi nào họ thấy
có lợi cho đảng CS thì họ mới tiến tới. Cái lợi cụ thể là họ chứng minh cho thế
giới thấy ở VN hoàn toàn có tự do tôn giáo. Cho nên, đối với người CGVN, thì rõ
ràng các Giáo Hoàng đã gặp gỡ thân mật với cấp lãnh đạo đảng CSVN rồi, vậy hàng
giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân
còn lý do gì không hợp tác với đảng CS nữa chứ. Và họ phải nhớ rằng người CG
chỉ có 7.21% dân số, trong một quốc gia gần 100 triệu dân, một tỷ lệ rất khiêm
tốn. Cái lợi thứ hai còn nguy hiểm hơn, là người CGVN bị cô lập giữa lòng dân
tộc, vì họ bị dán nhán là thân nhà nước, một nhà nước đang đi ngược với nguyện
vọng và ý chí của người dân. Đây là những điểm chúng tôi quan ngại, nên muốn
nêu ra để những người CGVN trong nước và hải ngoại cùng suy nghĩ.
Cảm ơn quí thinh giả đã lắng nghe bài QD của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment