Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, trong tuần qua và tuần tới đây, bạo quyền csvn lại mở 3 phiên tòa để xét xử người bất đồng chính kiến, anh có tin thêm về việc này không ạ?
Hướng Dương: Vâng, thưa chị và quý thính giả, chi tiết là phiên phúc thẩm nhà
hoạt động Trần Văn Bang (Trần Bang) sẽ được diễn ra vào sáng 29/8 tại tòa cấp
cao thành Hồ. Ông Bang bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế tại phiên tòa sơ
thẩm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trong khi đó,
nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, còn có biệt danh “Thánh rắc hành” sẽ ra tòa phúc
thẩm vào sáng 30/8 tại Đà Nẵng. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, ông Lâm bị kết án
5 năm 6 tháng tù giam, 4 năm quản chế cũng với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà
nước”.
Và vào hôm 22/8, tòa
án cộng sản tại Sài Gòn đã tuyên 18 tháng tù giam đối với bà Vũ Ngọc Sửu, tức
facebooker Ngọc Vũ. Bà Sửu, 50 tuổi, bị cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Cáo trạng nói rằng bà đã đăng tải 3 bài viết có nội dung xuyên tạc, phỉ báng
ĐCS, xúc phạm, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo đảng và Nhà nước”.
Được biết, facebooker
này được tại ngoại hầu tra và có thể sẽ phải thi hành án khi bản án có hiệu
lực.
Bảo Trân: Không
những chỉ bắt bớ thẳng tay những người cất lên tiếng nói phê phán chế độ, mà
bào quyền VC còn đàn áp luôn cả những người bảo vệ môi trường, có tin là lại
thêm một người hoạt động bảo vệ môi trường lại bị bắt phải không anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị, Công an Hà Tĩnh hôm 23/8 vừa ra lệnh khởi tố,
bắt tạm giam ông Hoàng Văn Luân, 35 tuổi ngụ tại xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, với
cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình
sự Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Luân
được xem là người đứng đầu vụ khiếu kiện về Dự án cấp thoát nước Khu kinh tế
Vũng Áng chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến người dân địa phương.
Theo Công an huyện Kỳ
Anh, từ năm 2018 đến nay, ông Hoàng Văn Luân nhiều lần đứng đầu đơn khiếu kiện
với 18 lượt đoàn, 981 lượt người tại xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Trước đó,
vào ngày 25/11/2019, ông Luân từng bị công an phường Quang Trung, quận Hà Đông
(Hà Nội) đã xử phạt hành chính với cáo buộc đoàn khiếu kiện do ông dẫn đầu có
hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là cách thức công an cộng sản vẫn sử
dụng để ngăn cản và vu cáo những người dân oan khiếu kiện.
Việc làm của ông Luân
được công luận đánh giá là dũng cảm và cần thiết để bảo vệ môi trường.
Bảo Trân: Thưa
anh, trong khi đó cũng có tin đưa đi là TNLT Lê Hữu Minh Tuấn bị ép cung trong
trại giam, xin anh cho biết về sự kiện này ạ
Hướng Dương: Thưa chị, gia đình tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn,
một nhà báo độc lập đang thọ án 11 năm tù, cho biết là sức khỏe ông đang suy
kiệt với tình trạng ghẻ lở khắp người tại trại tù Xuyên Mộc ở tỉnh Bà Rịa.
Trong khi đó đám cai tù liên tục ép ông nhận tội và không cho điều trị tại bệnh
viện.
Bà Lê Thị Hoài Tâm,
chị ông Minh Tuấn, cho biết tin trên sau khi nhận được một bức thư mà ông lén
gửi ra từ trại tù. Bà Tâm cho biết tình trạng sức khỏe của người em đang khẩn
cấp nhưng không được đưa đi bệnh viện chẩn trị.
Bà Tâm cho biết phía
trại giam ép ông Minh Tuấn phải “nhận tội” nhưng ông phản đối. Đám cai tù luôn
khẳng định với gia đình là ông Tuấn rất cứng đầu, không chấp nhận kỷ luật,
nhưng ông Tuấn cho biết là mình không làm gì sai trái nên không nhận tội.
Cần biết ông Lê Hữu
Minh Tuấn là một thành viên của hội Nhà báo Độc lập VN, một tổ chức dân
sự không được nhà nước CSVN công nhận.
Bảo Trân: Và
liên quan đến quan hệ quốc tế, tổ chức Phóng viên không biên giới vừa tuyên bố
là đã phá bỏ được bức tường lửa ngăn chặn tờ báo Taz của Đức, anh có tin thêm
gì về sự kiện này?
Hướng Dương: Thưa chị, đó là Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vào
ngày 22/8 ra thông báo là họ đã phá bỏ thành công bức tường lửa mà bạo quyền
csVN dựng lên để chận truy cập đối với tờ báo Taz của nước Đức.
Trước đó chính tổ chức
RSF đã cáo buộc bạo quyền Việt Nam chặn báo Taz sau khi tờ báo này đăng tin VN
muốn bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người đang bị truy nã và bị xử vắng mặt
với bản án 30 năm tù giam với cáo buộc vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Trong diễn biến mới
nhất, tổ chức RSF công bố đã giúp tờ báo của Đức thoát được tường lửa của Việt
Nam, bằng cách xử dụng kỹ thuật “Operation Collateral Freedom”. Dựa vào kỹ
thuật này, tổ chức Phóng viên Không biên giới đã tạo ra một phiên bản sao của
trang mạng của Taz, sau đó xử dụng dịch vụ để phát tán bản sao nói trên.
Theo tổ chức này,
trong trường hợp giới chức Việt Nam ngăn chặn bản sao của tờ Taz, họ sẽ đồng
thời phải chặn tất cả các trang mạng khác. Có nghĩa là Việt Nam sẽ phải chặn
rất nhiều trang mạng, trong đó có cả những trang quan trọng đối với người dùng
ở trong nước.
Cần biết tổ chức Phóng
viên Không biên giới đã xếp Việt Nam hạng 178 trên 180 quốc gia về mức độ tự do
báo chí trong báo cáo Tự do Báo chí Thế giới năm 2023. VN cũng thuộc nhóm ba
nước có mức độ tự do báo chí thấp nhất thế giới, cùng với Trung Cộng và Bắc Hàn
là hai quốc gia cộng sản khác.
Bảo Trân:
Hướng Dương:
NGƯỜI KHMER KROM BIỂU TÌNH
TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ VN Ở WASHINGTON
Khoảng hơn 100 người
Khmer Krom đã mở cuộc biểu tình trước tòa đại sứ VN tại Washington DC vào chiều
ngày 21/8 nhằm phản đối sự đàn áp của bạo quyền VN và đòi trả tự do cho những
tù nhân lương tâm người Khmer Krom.
Người Khmer Krom là
một bộ phận của dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
của Việt Nam và vẫn duy trì nét văn hóa cũng như tôn giáo đặc trưng của dân tộc
Khmer.
Những người biểu tình
mang theo các khẩu hiệu yêu cầu nhà cầm quyền cs Việt Nam phải tôn trọng nhân
quyền và trả tự do cho bốn người Khmer Krom đang bị giam giữ là Tô Hoàng
Chương, Đinh Thị Huỳnh, Danh Minh Quang và Thạch Chương.
Ba ông Danh Minh
Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vào ngày 31/7 bị công an hai tỉnh Sóc
Trăng và Trà Vinh bắt giam với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để
chống phá nhà nước CSVN”. Bà Đinh Thị Huỳnh 43 tuổi, ngụ tại tỉnh Sóc Trăng, bị
công an huyện Mỹ Xuyên bắt tạm giam vào ngày 3/8 vừa qua với cáo buộc hành vi
“không chấp hành án” liên quan đến một vụ tranh chất đất đai tại địa phương.
Những người Khmer Krom
tham gia biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam phát biểu cả bằng tiếng Anh và
tiếng Khmer, nội dung phản đối các hành động đe dọa và đàn áp đối với những
người Khmer Krom bị bắt giữ, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền
của người bản địa, tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về nhân quyền.
No comments:
Post a Comment