Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, trong tuần qua phải nói trường hợp của anh Nguyễn Văn Chưởng đã gây nhiều phẫn nộ trong dư luận. Chính LHQ và 13 tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã yêu cầu Hà Nội ngừng việc thi hành án tử hình đối với anh… xin anh nói thêm về việc này.
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, và ngày 11/8, Văn phòng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc ra thông báo đề nghị Việt Nam hoãn thi hành án đối với tử
tù Nguyễn Văn Chưởng. Thông báo được đưa ra bởi những lo ngại việc tử tù oan
này có thể bị hành quyết bất cứ lúc nào, và bởi những cáo buộc về dùng nhục
hình và vi phạm xét xử công bằng.
Trước đó 1 ngày, phái
đoàn EU tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Na Uy và
Anh đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình đối
với ông Nguyễn Văn Chưởng. Tuyên bố có đoạn:
Ngoài LHQ và các phái
đoàn ngoại giao trên thế giới, 13 tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt gửi thư
đề nghị ông Võ Văn Thưởng- Chủ tịch nước ký lệnh ngừng thi hành án vĩnh viễn
cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng. 13 cơ quan nhân quyền quốc tế, trong đó có các tổ
chức nổi tiếng như Ân Xá Quốc tế, FORUM-ASIA, People In Need… kêu gọi ông
Thưởng và các cơ quan chức năng “bảo đảm dừng việc thi hành án ngay lập tức và
bắt đầu một cuộc điều tra nhanh chóng, vô tư và hiệu quả về những cáo buộc rằng
ông ta đã bị tra tấn để buộc phải “thú nhận” tội lỗi.”
Bảo Trân: Trong
khi đó, thưa anh, một người Thượng đấu tranh đang bị giam cầm đã được tiếp xúc
với luật sư phải không anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị. Ông Nay Y Blang, một nhà đấu tranh cho tôn
giáo thuộc Hội thánh Đấng Christ Tây nguyên, vừa được gặp gỡ luật sư trong khi
bị tạm giam tại đồn công an tỉnh Phú Yên, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do
dân chủ để chống phá nhà nước”.
Ông Nay Y Blang từng
bị sách nhiễu nhiều lần sau khi đi gặp phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ và báo
cáo về đàn áp tôn giáo. Đến ngày 18/5 vừa qua, công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm
giam ông.
Luật sư Hà Huy Sơn
được gia đình ông Nay Y Blang ký hợp đồng bào chữa. Vào tháng 7 vừa qua, ông
Sơn đã gặp được thân chủ trong trại tạm giam. Ông cho biết là vì ở Hà Nội khá
xa xôi nên chỉ gặp được thân chủ có một lần.
Mục sư Aga, người hiện
tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ, cho biết ông Nay Y Blang là người Thượng đầu tiên có
được sự trợ giúp pháp lý trong một vụ án chính trị.
Ông Nay Y Blang 47 tuổi,
cư trú tại buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Trong nhiều
năm qua, ông và nhiều tín đồ của tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận
này liên tục bị sách nhiễu. Vào tháng 8 năm ngoái, ông có gặp một viên chức
thuộc tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Một tháng sau, ông được
mời gặp phái đoàn phụ trách tôn giáo từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông
không thể đến địa điểm gặp vì bị an ninh câu lưu ở bến xe Phú Lâm, thành phố
Tuy Hòa.
Bảo Trân: Trong
khi đó, thưa anh hai phụ nữ tại Hà Tĩnh đã bị án tù vì tố cáo tham nhũng, việc
này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị, đó là
Bà Hoàng Thị Sơn 65 tuổi và bà
Thái Thị Bé 67 tuổi ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, vào hôm qua 8/8 đã bị
tuyên án 15 tháng tù giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn
bản cáo trạng cho biết là từ tháng 11 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, hai bà Sơn
và Bé đăng tải trên mạng các ý kiến không đồng tình về kết quả trả lời, giải
quyết đơn thư của giới quan chức. Tin không nói rõ vấn đề mà hai bà Sơn và Bé
gửi đơn thư yêu cầu giải quyết là gì.
Trên các video đăng trên mạng
xã hội, bà Thái Thị Bé tố cáo các quan chức đảng uỷ xã Phúc Trạch đã lợi dụng
chức quyền, lấn chiếm đất công, giả mạo chữ ký, hồ sơ, làm sai luật đất đai để
chiếm lĩnh trên 3 tỷ đồng.
Bà Hoàng Thị Sơn đã dùng trang
mạng xã hội để phát trực tiếp một loạt video và đăng tải 7 bài viết mà nội dung
bị công an cho là “xuyên tạc, xúc phạm uy tín” của những quan chức trong ban
tiếp dân huyện Hương Khê và giới lãnh đạo huyện Hương Khê.
Riêng bà Thái Thị Bé bị cáo
buộc đã đăng hàng chục cuốn video mà nội dung cũng bị công an cho là “xuyên
tạc, không đúng sự thật”.
Ngoài mức án 15 tháng tù cho
mỗi người, bạo quyền Hương Khê còn tuyên bố tịch thu 3 điện thoại của hai bà để
sung công quỹ.
Bảo Trân: Trong
tuần này lại có thêm một người đấu tranh bị tuyên án tù, xin anh nói rõ thêm về
tin này ạ?
Hướng Dương: Trong một phán quyết đầy lặng lẽ, tòa án huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai, đã kết án 5 năm tù đối với ông Hoàng Văn Vương với cáo
buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua mà
không hề có luật sư bào chữa, cũng như gia đình hoàn toàn không được thông báo.
Ông Vương 45 tuổi, một
nhà đấu tranh cho dân chủ, bị công an huyện Thống Nhất bắt giữ vào ngày 3 tháng
Giêng. Một ngày sau, công an gửi thông báo cho gia đình về việc tạm giam đối
với ông Vương. Theo thông báo này, công an sẽ tạm giam ông Vương trong vòng 2
tháng nhưng không nêu rõ lý do.
Gia đình sau đó đến
nơi tạm giam và được cho biết là ông Vương đã bị kết án 5 năm tù với cáo buộc
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Ông Vương nói với gia đình là sau phiên tòa
sơ thẩm ông đã làm đơn kháng cáo nhưng sau đó lại rút đơn.
Giới báo chí lề đảng
không loan tin gì về việc bắt giữ và kết án ông Vương kể từ đầu năm đến nay.
Ông Hoàng Văn
Vương là người lên tiếng phê bình trên mạng xã hội từ năm 2011. Ông đã
từng bị bắt và bị đánh đập vì tham gia cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung
Cộng. Một số nhà hoạt động cho biết, ông Vương thường xuyên trợ giúp gia đình
một số tù nhân lương tâm như ông Đinh Văn Hải và bà Hoàng Thị Thu Vang cho dù
điều kiện kinh tế của gia đình ông còn khó khăn.
Trong năm 2018, ông
nhiều lần bị công an huyện Thống Nhất triệu tập lên đồn vì lên tiếng về xả thải
của công ty Sonadezi ở thành phố Biên Hòa.
No comments:
Post a Comment