Saturday, August 12, 2023

Tin Tức: Thứ Bảy 12.08.2023

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.

1.LIÊN HIỆP QUỐC VÀ NHIỀU PHÁI ĐOÀN NGOẠI GIAO TRÊN THẾ GIỚI YÊU CẦU VIỆT NAM NGỪNG VIỆC HÀNH QUYẾT TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG

Hôm qua 11/8, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra thông báo đề nghị Việt Nam hoãn thi hành án đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Thông báo được đưa ra bởi những lo ngại việc tử tù oan này có thể bị hành quyết bất cứ lúc nào, và bởi những cáo buộc về dùng nhục hình và vi phạm xét xử công bằng.

Ông Jeremy Laurence, người phát ngôn Văn phòng Nhân quyền LHQ kêu gọi “các nhà chức trách ngay lập tức dừng việc hành quyết và tiến hành một cuộc điều tra độc lập và vô tư về các cáo buộc tra tấn.

Trước đó 1 ngày, phái đoàn EU tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Na Uy và Anh đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình đối với ông Nguyễn Văn Chưởng. Tuyên bố có đoạn:

"Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình”. 

2) MƯỜI BA TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN GỬI THƯ YÊU CẦU CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG MIỄN THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG

Ngoài LHQ và các phái đoàn ngoại giao trên thế giới, 13 tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt gửi thư đề nghị ông Võ Văn Thưởng- Chủ tịch nước ký lệnh ngừng thi hành án vĩnh viễn cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng. 13 cơ quan nhân quyền quốc tế, trong đó có các tổ chức nổi tiếng như Ân Xá Quốc tế, FORUM-ASIA, People In Need... kêu gọi ông Thưởng và các cơ quan chức năng "bảo đảm dừng việc thi hành án ngay lập tức và bắt đầu một cuộc điều tra nhanh chóng, vô tư và hiệu quả về những cáo buộc rằng ông ta đã bị tra tấn để buộc phải “thú nhận” tội lỗi."

Bức thư của các tổ chức nhân quyền yêu cầu người đứng đầu nhà nước Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng và công bằng về những cáo buộc rằng ông Chưởng đã bị tra tấn hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục hoặc vô nhân đạo khác nhằm đạt được “lời thú tội”. Các cơ quan này còn yêu cầu Việt Nam đưa những thủ phạm thủ phạm thực hiện việc tra tấn ông Chưởng ra trước công lý và bồi thường hiệu quả, phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế cho tử tù này. 

3) ĐỨC CẢNH BÁO VIỆT NAM VỀ Ý ĐỊNH BẮT CÓC BÀ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Chính phủ Đức vừa bác bỏ đề nghị của Việt Nam về việc dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch (AIC), người được cho rằng đã tới Đức sinh sống trong thời gian gần đây.

Đơn xin dẫn độ bà Nhàn của phía Việt Nam được Sở Tư pháp Liên bang Đức xác nhận.

Tờ Taz- một trong những tờ báo lớn của Đức, dẫn nguyên văn lời của Bộ Ngoại giao: “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ can thiệp của quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức'."

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một doanh nhân nổi tiếng và đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí từ nhiều quốc gia cho Quân đội Việt Nam. Bà này bị truy nã và bị kết án vắng mặt với mức hình phạt lên đến 30 năm tù giam với tội danh “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.” 

Có tin, phía Đức không chỉ cảnh báo về những hậu quả ngoại giao mà Hà Nội phải chịu nếu bắt cóc bà Nhàn, mà còn có kế hoạch bảo vệ bà.

Kể từ sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, Đức đã huỷ bỏ Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Hà Nội, khiến mật vụ quốc gia độc tài này không còn tự do sử dụng hộ chiếu ngoại giao để nhập cảnh vào Đức.

4) SAU 47 NĂM NGỦ YÊN, NGA CHỖI DẬY THAM DỰ CUỘC ĐUA CHINH PHỤC MẶT TRANG

Vào lúc 2 giờ sáng, giờ Mạc Tư Khoa ngày hôm qua, 11/08/2023 con tàu thám hiểm Luna 25 đã được hỏa tiễn Soyuz-2.1 phóng lên quĩ đạo từ trạm phóng hỏa tiễn đặt sân bay Vostochny, cách thủ đô Nga khoảng 5.500 km về phía đông. Mục tiêu cuộc phóng là đưa con tàu Luna-25 đáp xuống vùng Nam Cực của Mặt Trăng, nơi được cho là có nguồn nước băng giá, nếu thành công như kế hoạch.  Đây là lần đầu Nga trở lại tham gia cuộc chạy đua thám hiểm mặt trăng, sau 47 năm dừng chương trình thám hiểm không gian. Giám đốc cơ quan không gian Roscosmos của Nga cho biết con tàu Luna-25 sẽ  hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 21/08,  sớm hơn 2 ngày so theo dự tính ban đầu.

Hiện nay Hoa Kỳ, Trung Quốc, Âu Châu và Ấn Độ đều có chương trình thám hiễm mặt trăng. Một vài quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Hàn cũng có cùng tham vọng ấy. Mục tiêu chung của các quốc gia chay đua khám phá mặt trăng là tìm kiếm nguyên liệu phục vụ kỹ thuật, và khẳng định kh năng khoa học của mỗi nước.  Riêng cơ quan NASA của Mỹ vẫn có một ngân khoản lớn để theo đuổi việc khám phá mặt trăng. Kế hoạch cụ thể trong mấy năm gần đây, là Hoa Kỳ sẽ thiết lập một trạm không gian trên quĩ đạo mặt trăng, từ đó có thể tiến tới việc xây dựng một trung tâm có người làm việc trên mặt trăng.

Riêng Nga thì việc đưa Luna-25 lên khám phá mặt trăng mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là khoa học, vì cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang bị thế giới lên án. Đồng thời Nga cũng muốn chứng minh cho Ukraine và NATO biết rằng, Nga vẫn còn đủ sức để chạy đua vào không gian, chứ không cạn kiệt sức lực vì cuộc chiến ở Ukraine.

No comments:

Post a Comment