Thưa quý thính giả,
Một sĩ quan tài giỏi, có tư cách tác phong đạo đức và khả năng
chuyên môn, nổi tiếng cương trực và liêm khiết, luôn nêu gương thượng tôn luật
pháp. Ông cùng gia đình sống trong cảnh thanh bần cho đến khi tuẩn tiết vào trưa ngày 30/4/1975, dưới chân tượng đài Thủy
Quân Lục Chiến (trước Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa).
Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Trung tá Nguyễn Văn Long” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trung tá Nguyễn văn Long sinh ngày 1/6/1919 tại làng Phú Hội, Huế. Ông hoạt động
trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia từ những
năm cuối thập niên 1940, dưới thời Quốc Gia Việt Nam. Sau khi Pháp rút quân, nền đệ nhất Cộng
Hòa hình thành, ông tiếp tục phục vụ và từng giữ những chức vụ Trưởng phòng, Trưởng ty và sau cùng là
Chánh sở Tư Pháp thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát khu I. Do tánh tình hiền hòa và
thẳng thắn, ông được thuộc cấp thương mến và kính trọng, cũng như được cấp chỉ
huy nể vì.
Trong thời gian phục vụ trong ngành,
đặc biệt là sau Hiệp định Ba Lê năm 1973 đến đầu năm 1975, ông lập được nhiều thành
tích, phá vỡ các cơ sở nằm vùng và bắt giữ nhiều cán bộ cộng sản, kể cả các
thành phần chủ bại, tham nhũng nằm trong các đảng phái được bao che.
Trung tá Nguyễn văn Long là người đầu tiên lẫm liệt hành động, đáp trả lệnh buông súng đầu hàng của
tổng thống Dương Văn Minh bằng cách tự sát rồi buông súng trong ngày tang
thương của đất nước.
Trong bài viết “Máu Trung Tá Long đã đổ xuống lòng Đất Mẹ” của nhà văn Duyên Anh, người cũng đã phải bị “cải tạo” trong ngục tù cộng sản sau ngày 30/4/75. Trích đoạn:
“. . .Tôi
không hiểu trong Dinh Độc Lập, Dương Văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức
độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản, và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng
cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, diệt xe tăng T.54 cộng sản ở cầu Thị
Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung
tâm thành phố, dân chúng đang bu kín công viên dựng tượng chiến sĩ Thủy Quân
Lục Chiến.
Chúng tôi
lách đám đông. Dưới chân Tượng Đài, xác một người Cảnh Sát nằm đó. Máu ở đầu
ông ta chảy ra tươi rói. Người sĩ quan Cảnh Sát mang lon Trung Tá, ông ta mặc
sắc phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung Tá Cảnh Sát Long đã tự sát ở
đây, cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình
Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm
Trung Tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp
nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội
giải phóng...” Hết trích.
****
Cái chết của Trung Tá Long được cả thế giới biết nhanh nhất, vì các đài truyền hình trên thế giới đều chiếu đi, chiếu lại hình một người sĩ quan Cảnh sát Việt Nam Cộng
Hòa nghiêm chỉnh đứng trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến đưa tay chào kính, rồi ví khẩu súng vào màn tang bóp cò và gục xuống
tại chỗ. Hình ảnh này đã gây xúc động mạnh, vì Trung Tá Long đã chọn cách thức, giờ giấc cho cái chết có mục đích, tại một địa điểm mà không thể
có nơi nào thích hợp hơn. Trước tòa nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ, là nơi biểu tượng cho Trái Tim Miền
Nam đang thoi thóp.
Cả thế giới đều công nhận rằng, ông đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết với từng chi
tiết như mặc sắc phục với cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài
trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, ông đứng nghiêm chào kính Tượng Ðài, rồi chỉ một phát súng dứt khoát, ông đã anh dũng đền nợ nước, khiến cho hàng triệu người trên
thế giới tự do nể phục.
Trung Tá Long tuẩn tiết lúc 56 tuổi, thi hài được mai táng
tại Nghĩa trang Giáo xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Ít năm
sau, xác được gia đình hỏa thiêu, tro cốt ký thác tại
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
*****
Đã 48 năm qua dưới sự cai trị độc tài
của đảng CSVN, đất nước ngày càng tụt hậu, càng lún sâu vào hiểm họa Hán hóa,
dân tộc Việt đang bên bờ diệt vong. Người Việt không thể nào ngồi yên nhìn đất nước mỗi ngày một thêm lụn bại
dưới sự cai trị của bạo quyền.
Muốn thay đổi vận mệnh của mình và của đất nước thì chỉ có
cách giải trừ chế độ bạo ngược này. Dĩ nhiên không có cuộc đấu tranh nào là
không phải trả giá, nhưng với truyền thống bất khuất
của cha ông đang luân chuyển trong huyết quản của người Việt, thì chế độ CS sẽ không thể tồn tại lâu dài hơn nữa.
Cái chết của Trung tá Long là một cái chết “Vị Quốc Vong
Thân”, ông đã vinh quang đi vào lịch sử với tư cách của một anh hùng dân
tộc nói chung, và Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH nói riêng. Ông đã thấm
nhuần lời dạy của các bậc Tiền Nhân “thà chết vinh hơn sống nhục”, “anh hùng tử, khí hùng bất tử”.
Hãnh diện
và tự hào về sự tuẩn tiết của ông, xin dâng 3 nén hương lòng để tưởng nhớ và tri ân một chiến sĩ đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tự do Dân
chủ cho quê hương mến yêu.
No comments:
Post a Comment