Sunday, August 31, 2014

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
Hoàng Ân: Trước hết HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
Trường An: TA xin kính chào quý thính giả đài DLSN, chào chị HA.
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết trong tuần qua, dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ về việc nhà cầm quyền VN đã điều động một lực lượng công an hùng hậu để ngăn chận những người đấu tranh khác kéo đến quan sát phiên tòa xét xử bà Bùi Thị Hằng, một người yêu nước đấu tranh vì dân oan. Xin anh trình bày lại sự kiện này để gửi đến quý thính giả của đài cùng nghe.
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài! Đêm 25 và rạng sáng ngày 26/8, không khí đàn áp, bắt bớ bao trùm tại Đồng Tháp nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm 3 người yêu nước: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.
Toàn bộ các khách sạn, nhà nghỉ tại thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc bị công an bố ráp cả đêm. Các bến xe và giao lộ bị chốt chặn bởi lực lượng công an đông đảo và dày đặc. Cả một hệ thống an ninh hùng hậu từ trung ương đến địa phương đã được huy động nhằm đàn áp bất cứ ai đến tham dự phiên tòa 'công khai' tố cáo chế độ.
Bất chấp sự đàn áp mạnh tay từ phía nhà cầm quyền, người dân cả nước gồm đủ mọi thành phần vẫn tiếp tục đổ về Đồng Tháp ủng hộ và đòi trả tự do cho những người yêu nước.
ĐPV Hoàng Ân: Thế diễn biến phiên tòa ra sao thưa anh?
PV Trường An: Về diễn biến phiên tòa hôm 26/8, được biết có tổng cộng có 34 nhân chứng được triệu tập đến toà, trong số đó chỉ có 2 người là tín đồ PGHH có mặt trực tiếp tại thời điểm xảy ra sự việc cùng chị Bùi Thị Minh Hằng, 32 người còn lại là do phía công an chỉ định.
Theo tôi việc triệu tập các nhân chứng do phía công an chỉ định cho thấy rõ ràng đây là một thủ đoạn giàn dựng sẵn nhằm ép tội đối với chị Hằng, anh Minh và chị Thuý Quỳnh.
Theo các luật sư bào chữa cho 3 người thì không khí bên trong phiên tòa rất căng thẳng. Phía tòa tận dụng tối đa những yếu tố bất lợi cho cả 3 người yêu nước, trong khi bác bỏ hầu hết những yếu tố có lợi và hợp pháp cho cả 3 người. Cuối cùng phía tòa án Đồng Tháp đã ép và kết án chị Hằng 3 năm tù giam, anh Minh 2 năm rưỡi và chị Quỳnh 2 năm tù giam.
Hoàng Ân: Sau khi kết thúc phiên tòa bất công đối với chị Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 người bạn thì phản ứng của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế ra sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài! Chỉ không đầy 24 tiếng sau khi tòa án VN tuyên án tù nặng nề thì bà Bùi Thị Minh Hằng đã trở thành một biểu tượng đấu tranh gây chú ý trong giới truyền thông và dư luận quốc tế. Rất nhiều trang mạng đã phổ biến những phim ảnh cho thấy khí phách ngạo nghễ của ba người Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tại phiên tòa ô nhục của tỉnh Đồng Tháp.
Nhưng điều mà các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án nặng nề nhất là việc bạo quyền VN xử dụng tội danh dân sự "vi phạm luật lệ giao thông" và "gây rối trật tự công cộng" để tuyên án tù 3 năm đối với bà Minh Hằng. Họ cũng chỉ trích những hành động phi nhân quyền của lực lượng công an khi cấm đoán, ngăn chận, đánh đập và bắt giữ hàng trăm nhà đấu tranh đến dự khán phiên tòa xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng.
Trên các trang báo lề dân, hàng loạt bài viết về phiên tòa ô nhục bằng Việt ngữ và Anh ngữ đã khiến cho dư luận quốc tế chú ý thêm về vụ án này. Đồng thời danh sách những nhà đấu tranh bị công an bắt giữ, tịch thu tài sản cá nhân cũng được đăng tải một cách chi tiết. Những sự việc này càng khiến cho các tổ chức như Giám sát Nhân quyền và Ân xá Quốc tế mạnh mẽ lên án hành động vi phạm quyền tự do hội họp và ngôn luận của bạo quyền VN. Chính phủ Mỹ cùng rất nhiều dân biểu Úc cũng ra thông cáo kêu gọi VN phải trả tự do cho 3 người và hàng trăm nhà bất đồng chính kiến khác đang bị bỏ tù.
Trong khi đó, hơn 1000 dân oan từ hơn 40 tỉnh thành khắp mọi miền đất nước đã biểu tình tại trự sở tiếp dân của đảng CSVN tại Hà Nội cũng hô to những khẩu hiệu đòi nhà cầm quuyền thả ngay bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
ĐPV Hoàng Ân: Thưa anh TA, theo anh thì vì sao ông Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã đề cử ủy viên thường trực bộ chính trị là Lê Hồng Anh làm sứ thần sang Trung Cộng với mục tiêu hòa đàm giữa hai nước?
PV Trường An: Theo tôi được biết, chuyến đi sứ này là thể theo lời yêu cầu của bộ chính trị Trung Cộng sau khi nhà cầm quyền VN đồng ý bồi thường mọi thiệt hại cho các công ty Trung Cộng sau các vụ bạo loạn chống Tàu vào tháng 5 vừa qua. Theo tuyên bố của bộ ngoại giao VN thì chuyến đi sứ của ông Lê Hồng Anh là nhằm thảo luận các biện pháp xoa dịu tình hình, không để tái diễn các vụ căng thẳng tương tự và đẩy mạnh mối quan hệ thân thiết giữa hai nước.
Phía VN cũng cam kết sẽ cử một phái đoàn sang Trung Cộng thăm hỏi các gia đình nạn nhân thiệt mạng hay thương tích trong các vụ bạo loạn tháng 5, đồng thời sẽ hỗ trợ cho các công ty Trung Cộng giảm bớt khó khăn và tái hoạt động. Trong khi đó các tàu của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm, cướp bóc, làm nhục ngay trên lãnh hải của Việt Nam thì đảng CSVN bỏ mặc, không có hành động cụ thể để bảo vệ, thậm chí một lời lên tiếng phải đối Trung Công cũng không dám.
Hoàng Ân: Thế còn việc làn sóng trả thẻ đảng đang dân cao tại VN thì sao thưa anh?
Trường An: Hiện nay tại VN, làn sóng ly khai khỏi đảng càng lúc càng dâng cao, mà trường hợp mới nhất là trung tá quân y Đinh Đức Long vừa phổ biến một thông báo cho biết ông công khai trả thẻ đảng vì không còn tin tưởng vào tôn chỉ và mục đích của đảng CSVN.
Thông báo của trung tá Long cho biết là quyết định này đến từ sự thất vọng của ông sau khi tố cáo những việc làm sai trái trong guồng máy điều hành bệnh viện Bưu Chính mà ông đang làm việc. Tuy nhiên các tố cáo của ông đều rơi vào tai những người điếc ở mọi cấp ủy. Chính vì thế sau 32 năm làm đảng viên, trung tá Long quyết định ly khai vì đảng CSVN đã bị lũng đoạn bởi những nhóm lợi ích và xa rời lý tưởng ban đầu.
Trước đó, một đồng nghiệp của ông Long là bác sĩ Nguyễn Đắc Diên tại Sài Gòn cũng ra thông báo ly khai khỏi đảng CSVN. Ông Diên viết trong thông báo là ông chẳng thà phản bộ lại lời thề trung thành với đảng còn hơn là chấp nhận phản bội quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ và dân quyền mà lẽ ra người dân Việt phải được hưởng từ 38 năm về trước.
ĐPV Hoàng Ân: Xin được hỏi anh câu hỏi cuối trong buổi thảo luận tuần này. Trong tuần qua, hàng loạt báo chí lề đảng VN đưa tin nhà cầm quyền VN cho phép 10 ngàn lao động Trung Cộng vào làm việc tại Hà Tĩnh. Anh có ghi nhận về sự kiện này như thế nào?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, khoảng 10 ngàn công nhân Trung Cộng sẽ đặt chân đến khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh, dưới sự tuyển mộ của tập đoàn sắt thép Formosa.
Tờ VienamNet tiết lộ là trong hai tháng qua, hơn 30 nhà thầu đã đệ đơn xin tuyển dụng 11 ngàn công nhân nước ngoài để xây dựng dự án sản xuất thép Vũng Áng. Hơn 90% số công nhân này là đến từ Trung Cộng. Trong khi đó người dân tại Hà Tĩnh đang thất nghiệp, không có việc làm rất nhiều mà không được tuyển dụng vào làm việc khiến cho họ vô cùng búc xúc và phẫn nộ trước việc này.
Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các tin tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.

No comments:

Post a Comment