Friday, August 8, 2014

Bang giao Việt Mỹ tiến triển trong tình trạng khập khiễng

Thứ Sáu, ngày 08.08.2014    
Giữa lúc tình trạng bất ổn xảy ra trên khắp thế giới, HK cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, vấn đề bang giao Việ-Mkhông phải là ưu tiên hàng đầu của HK, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của VN bởi chính sách đi dây của đảng CSVN. Kính mời quí thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ về tình trạng bang giao khập khiễng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Thưa quí thính giả
Sau gần 20 năm tái lập bang giao Việt-Mỹ, trong mấy tuần qua đang có những chuyển biến khác thường, nhất là từ lúc TC rút giàn khoan ra khỏi vùng chủ quyền lãnh hải Việt Nam hôm 15/7/2014. Chắc chắn sự kiện này không do sự phản kháng chiếu lệ của VN; và rồi đây TC sẽ đưa giàn khoan ấy hay một giàn khoan khác trở lại Biển Đông để thực hiện tham vọng bá quyền của họ.
Cụ Thể TC đang xây dựng những công thự và căn cứ quân sự trên các đảo trong vùng Trường Sa. Chẳng những thế TC đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất ba giai đoạn của ngoại trưởng Philippine rằng các bên tranh chấp hãy ngưng tất cả những hoạt động, để làm dịu tình hình căng thẳng, và tìm kiếm một giải pháp thích đáng cho vấn đề. Đề xuất này đã được Hoa Kỳ và một số quốc gia trong vùng tán đồng, và sẽ được nêu lên trong kỳ hội nghị an ninh khu vực diễn ra tại Miến Điện vào tuấn tới.
Một trong những yếu tố được nhiều người cho là có ý nghĩa khiến TC phải chùn bước và tìm một sách lược khác, đó là nghị quyết S. 412 của thượng viên HK đòi TC rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển đang tranh chấp, nó đã được sự đồng thuận tuyệt đối của các nghị sĩ. Điều mà cựu TT Bill Clinton đã giải thích rõ hơn khi ông ghé VN tuần qua rằng, ít có những vấn đế mà cả hai đảng chính trị đồng thuận như việc này.
Mặc dù HK không đứng về bên nào, nhưng vụ giàn khoan gây bất ổn trong khu vực có ảnh hưởng đến an ninh hàng hải quốc tế, trong ấy có quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ, nên HK có lý do can thiệp.
Cũng cần ghi nhận rằng khi TC tạo bất ổn tại Biển Đông, Ngoại Trưởng John Kerry đã mời ngoại trưởng VN là Phạm Bình Minh sang HK để thảo luận, nhưng Bộ Chính Trị đảng CSVN tỏ ra không tin tưởng lập trường của Phạm Bình Minh, và cũng do áp lực đến từ TC như họ đã từng xen vào trước đây, giống như trường hợp thân phụ ông là cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch không được lòng TC, nên đã bị gạt ra khỏi hội nghị Thành Đô, và mất chức luôn. Thay vào đó bí thư thành ủy Hà Nội là Phạm Quang Nghị, một ủy viên bộ chính trị thuộc thành phần thân Trung Cộng đa sang Hoa Kỳ hôm 23/7 vừa qua.
Trong thông lệ ngoại giao, Phạm Quang Nghị không đóng vai ngoại trưởng nên việc gặp gỡ và thảo luận những vấn đề chính sách giữa hai quốc gia bị hạn chế, do đó đây chỉ là chuyến đi thăm dò và làm người đưa thư mà thôi. Trong công tác này, chắc chắn Phạm Quang Nghị đã chuyển lời mời của đảng CSVN đến các nhân vật có thế lực tại Quốc Hội HK, nên kết quả là TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse đã lên đường sang thăm VN khá bất ngờ, trong lúc TNS Bob Corker là thành viên đối ngoại cao cấp thượng viện HK cũng vừa kết thúc chuyến viếng thăm VN.
Theo dự liệu, ông McCain và Whitehouse sẽ thảo luận với VN về vấn đề an ninh, thương mại và nhân quyền. Trong vấn đề an ninh phía HK cho thấy có những tín hiệu tích cực từ giới lập pháp ủng hộ việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN. Còn vấn đề thương mại thì VN rất muốn Mỹ nới lỏng những đòi hỏi để được gia nhập Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, như đề nghị của ông Trương Tấn Sang đưa ra hôm mồng 5 tháng 8 tại Hà Nội, nhân buổi tiếp thượng nghị sĩ Bob Corker. Ông Sang đề nghị 'Hoa Kỳ nên tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp'.
Trong khi ấy có đến quá nửa số dân biểu Hạ Viên và một số thượng nghị sĩ HK không hài lòng với VN. Họ có thể ngăn chận không cho VN tham gia vào TPP. Điều mà các nhà lập pháp quan tâm là vấn đề nhân quyền ở VN không được cải thiện. Hơn nữa kinh nghiệm năm 2006 khi HK cho VN vào tổ chức Thương Mại Thế Giới gọi tắt là WTO, VN đã cam kết cải thiện nhân quyền, nhưng rồi đã nuốt lời, sau khi gia nhập, Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng hơn trước, nên sự hoài nghi là đương nhiện.
HK đã và đang tạo cơ hội tốt cho VN điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình để giữ được độc lập cho đất nước, thoát khỏi sự khống chế của TC. Bên cạnh đó các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Philippine, Úc... cũng đã chìa tay ra để cho VN nắm bắt hầu tạo ra một mối liên kết thân thiện mà không phải lo ngại bị lấn lướt, và bị thôn tính như đối với TC. Nhưng thái độ và cách ứng xử của Hà Nội cho thấy họ vẫn muốn ngả theo TC, bằng chứng là những khuyến cáo của các chuyên gia cũng như các nhà nghiên cứu thúc đẩy VN nên kiện TC ra các toàn an quốc tế, khi họ ngang nhiên dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, và tuyên bổ chủ quyền bằng đường lưỡi chiếm 90% Biển Đông, nhưng VN đã làm ngơ trước các khuyến cáo này!
Tóm lại, chính sách ngoại giao của HK là làm những gì có thể làm được để cải thiện mối bang giao Việt Mỹ, những đòi hỏi của HK căn bản là cải thiện nhân quyền, cho người dân được hưởng các quyền tự do như ngôn luận, lập hội, tín ngưỡng... đều là những điều đem lại yên vui và hạnh phúc cho người dân chính nới xứ sở của VN, nhưng CSVN vẫn khước từ. Sự khước từ ấy hoàn toàn trái ngược với nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam. Do đó tiến triển bang giao Việt Mỹ sau 20 năm xem ra còn rất chênh vênh khập khiễng, sự thiệt thòi chính là người dân Việt mà thôi.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment