Thursday, August 14, 2014

TRUNG CỘNG, MỘT CHẾ ĐỘ NGUY HIỂM CHO KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Thứ Năm, ngày 14.08.2014    
CSTQ là hiểm họa lớn lao nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 và CSVN là hiểm họa lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ này. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Việt Nguyễn với tựa đề: "TRUNG CỘNG, MỘT CHẾ ĐỘ NGUY HIỂM CHO KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trung cộng đang bước những bước đi về phía hoàng hôn. Điều này có vẻ trái ngược với những thành tựu từ kinh tế, quân sự, quốc phòng mà Trung cộng đang đạt được. Sự lớn mạnh của Trung cộng chính là nỗi lo bị thôn tính không chỉ các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines, mà ngay cả những nước lớn trong vùng như Nhật Bản cũng đang sống trong nỗi bất an và đầy đối phó.
Trung cộng không thể có được như ngày hôm nay, nếu như không có ngày 1/1/1979, khi hai nước Hoa Kỳ - Trung cộng bình thường hóa và thiết lập liên hệ ngoại giao chính thức với nhau. Cũng từ đây, cánh cửa thị trường không riêng gì của Hoa Kỳ mà cả Châu Âu đã mở ra để đón nhận hàng hóa từ Trung cộng. Với mối bang giao cùng Hoa Kỳ, Đặng Tiểu Bình khi ấy như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng dai dẳng mà đảng cộng sản Trung quốc thường xuyên phải đối mặt chỉ gói gọn trong một chữ: ĐÓI. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi sụp đổ, Đặng Tiểu Bình đưa ra kế hoạch 4 hiện đại hóa nhằm đưa Trung cộng trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu vào cuối thế kỷ 20. Để làm được việc này Trung cộng phải dựa vào vốn và kỹ thuật của phương Tây, và để che dấu tham vọng lớn hơn, Đặng Tiểu Bình đưa ra sách lược: "Bĩnh tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời".
Năm 1980, kinh tế Trung cộng chỉ bằng 1/10 của Mỹ. Nhưng chỉ 30 năm sau, tổng GDP của Trung cộng đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới. Song song với phát triển kinh tế, Trung cộng không ngừng đầu tư và phát triển quốc phòng như: Tiềm thủy đỉnh, hỏa tiễn, hàng không mẫu hạm, máy bay tầm xa, vệ tinh thám báo, v.v... trước hết là nhằm đối phó với lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương - đối tượng tác chiến chủ yếu, mà họ xem là "kẻ thù tiềm tàng", ngoài ra còn phải kể đến Đài Loan, Nhật Bản những bên có khả năng "giao chiến thực sự" với quân đội Trung cộng.
Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi đại bang chủ cộng sản năm 2012, thì cánh diều hâu trong quân đội thúc giục họ Tập, phải chứng tỏ cho thế giới thấy một siêu cường Trung cộng có khả năng, sức mạnh vẽ lại trật tự thế giới theo ý họ và nếu cần, thì chiến tranh có thể được sử dụng để san bằng mọi chống đối, lý lẽ hay luật lệ. Trên thực tế Trung cộng đã thể hiện sức mạnh cơ bắp của họ khi chiếm đóng tại bãi cạn Scarborough do Philippines đang chiếm giữ, hay vụ giàn khoan di động HD 981 mà Trung cộng đưa vào biển Đông Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua. Đó là chưa kể đến những động thái khác của Trung cộng, như: tự động thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, xung quanh khu vực Senkaku mà Trung cộng tạo tranh chấp với Nhật Bản. Rồi những vụ tàu chấp pháp của Trung cộng, ngang nhiên xâm phạm vùng biển Đông của Việt Nam, hung hăng đâm va, cướp bóc tài sản, bắt người, bắt tàu đòi tiền chuộc và cả giết hại ngư dân Việt Nam. Dư luận ở phương Tây có lẽ rất đỗi ngạc nhiên khi một quốc gia như Trung cộng, vừa mới thoát khỏi đói nghèo, có của ăn của để, thì đã mau chóng hiện nguyên hình là một gã khổng lồ chuyên đi bắt nạt kẻ yếu, mà không hề có ý thức trách nhiệm cộng đồng. Sớm nhận rõ bản chất thực của cộng sản Tàu, nên từ khi bang giao với Trung cộng, Hoa Kỳ đã âm thầm thiết lập những vành đai bao vây "con rồng đỏ" Hán cộng, nhất là từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Trung cộng cũng biết họ bị khống chế, nên tìm mọi cách thoát ra và hiện nay chính là lúc họ cho rằng thời điểm đã chin mùi. Truyền thông Trung cộng đang ra sức hô hào tinh thần dân tộc được bao bọc bởi vấn đề lịch sử, lãnh thổ, lãnh hải, làm cho người dân Trung Hoa căm ghét Nhật Bản và ngộ nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã thuộc về Trung Hoa từ lâu. Khi sự hung hăng và bành trướng của Trung cộng ngày càng tăng, đã làm cho các quốc gia trong khu vực tự xác định lại các hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ, hoặc thành lập các liên minh quân sự mới càng làm cho Trung cộng bị cô lập thêm. Vì thế Trung cộng tìm kiếm đồng minh trong cô đơn là nước Nga, cũng đang bị phương Tây bao vây cấm vận kinh tế do vụ khủng hoảng Crimea – Ukraine. Cuộc "hôn nhân" Nga-Trung tuy chưa công khai nhưng khá môn đăng hộ đối, với hợp đồng 400 tỷ Mỹ kim khí đốt Trung cộng mua của Nga và Trung cộng là nước đầu tiên, sở hữu hệ thống tên lửa tối tân S400 do Nga chế tạo. Thật đúng lúc, khi Trung cộng đang rất cần công nghệ tên lửa của Nga để nâng cấp hệ thống vũ khí của họ, cho dù họ đã có trong tay tên lửa xuyên lục địa Đông Phong - 41 với tầm bắn từ 12 đến 14 ngàn km, có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân và sẽ trực tiếp đe dọa nước Mỹ.
Trong đối thoại thường niên Mỹ - Trung diễn ra ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã tuyên bố: "Sẽ là thảm họa nếu Bắc Kinh và Hoa Kỳ ở thế đối đầu". Điều này sẽ trở thành hiện thực, khi những hành xử có trách nhiệm không bao giờ có trong đầu những kẻ lãnh đạo ở Bắc Kinh, vì đối với người cộng sản thì không có gì mà họ không dám làm. Chính vì thế, nếu việc Trung cộng là người đầu tiên ấn nút khai hỏa vũ khí hạt nhân không cần cân nhắc, thì sự hủy diệt sẽ được biện minh đơn giản chỉ là tự vệ.
Việt Nguyễn

No comments:

Post a Comment