Saturday, August 16, 2014

Hiện Trạng Y Tế Việt Nam

Thứ Bảy, ngày 16.08.2014
Thưa quý thính giả.
Trong chuyên mục những vấn đề của chúng ta tuần này,cũng như trong những tuần lễ kế tiếp,chúng tôi xin được tiếp phần hai qua đề tài Hiện trạng y tế tại VN diễn giả cũng là khách mời của chúng tôi hôm nay là Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết trước năm 1975 ông là giảng sư trưởng ban hóa học đại học sư phạm Saigòn. Ông cũng là một nhà chuyên môn trong việc thanh lọc các chất phế thải thể lỏng và rắn .Hiện nay ông là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị hội Khoa Học và Kỹ thuật VN đã được thành lập tại nam California từ năm 1990
Hải Nguyên: Thưa Ông, nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.
Thực tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy?
MTT: Thưa anh, sau hơn 39 năm "thống nhứt" đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến tôi thấy rồi cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem việc nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.
Về hiện trạng y tế Việt Nam, tôi thấy, kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách "trả thù" miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam...nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam, biến Miền Nam nghèo cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì long nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao táy giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Hải Nguyên: Nhà cầm quyền Việt Nam theo như Ông vừa nói, đã được thế giới giúp rất nhiều, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nhưng tại sao tình trạng y tế nhứt là y tế công cộng lại càng ngày càng tệ hại, thưa Ông?
MTT: Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước. Ngay từ sau khi CS "thống nhứt" đất nước, tức là sau 30/4/1975, sự giúp đở của quốc tế càng nhiều hơn nữa và qua nhiều lãnh vực khác nhau. Tôi xin đan cử những trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong lãnh vực y tế như:
- Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miển núi;
- Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;
- Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.
- Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch..
- Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v...
Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lạc di chuyển về nhà...cán bộ!
Hải Nguyên: Nói như vậy, Ông cho rằng tất cả viện trợ đều vô bổ và hầu như tiền bạc hay dụng cụ được viện trợ chỉ đến tay người dân một phần nhỏ mà thôi. Và tất cả góp phần vài tài sản của cán bộ, đảng viên, hay các nhóm lợi ích của đảng. Trở lại tình trạng y tế Việt Nam, mục tiêu của cuộc phỏng vấn hôm nay, xin anh cho biết, hiện tại, những bịnh nào chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhứt ở VN hiện tại để bà con trong nước có khái niệm khái quát về tình trạng chung, thưa anh?
MTT: Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 90.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).
Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ tháng 6/2013 là:
- Ung thư 25%
- Tai biến mạch máu não 20%
- Bịnh liên quan về tim mạch 6%
- Bịnh kiết lỵ 8%
- Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
- Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
- Bịnh sơ gan 3%
- Bịnh lao 2%
- Bịnh sốt rét 2%
- Tai nạn đường phố 2%
Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) về tình trạng bịnh tật ở VN vào năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính 4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy thân thể 2%.
Hải Nguyên: Do đâu mà có sự thay đổi tỷ lệ tương đối khác biệt trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2013. Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa anh?
MTT: Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin nêu lên những con số thống kê vô tình, từ đó người dân trong nước sẽ đ1nh giá tình trạng trên như thế nào. Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chường trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v
Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".
Hải Nguyên: Vì thời lượng của Chương trình có giới hạn. Xin cám ơn những đóng góp quý giá của TS trong vấn đề nầy và xin anh nhận lời phỏng vấn tiếp theo trong tuần tới.

No comments:

Post a Comment