Monday, November 11, 2013

Việt Nam tiếp tục lường gạt dư luận trong vấn đề Nhân Quyền

Thứ Hai, ngày 11.11.2013    
Việt Nam đã nạp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2014, nhằm mục đích chứng minh rẳng họ đã thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của môt thành viên trong LHQ, đặc biết vấn đề nhân quyền. Đây là một cố gắng của Hà Nội nhằm che đậy những vi phạm các chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam. Kính mời quí thính giả nghe quan điểm của LLDTCNTQ về âm mưu lường gạt của CSVN qua giọng đọc của Hải Nguyên
Kính thưa quí thính giả,
Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 2006, gồm có 47 thành viên, phân chia theo vùng như sau: Á Châu và Thái Bình Dương 13 ghế, Phi Châu 13 ghế, Đông Âu 6 ghế, Tây Âu 6 ghế , và Mỹ Châu 8 ghế. Mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, và mỗi năm thay đổi 1/3 thành viên, nên sẽ có 14 thành viên mới vào đầu năm 2014.

Ngày 12 thánh 11 tới đây sẽ có cuộc bầu phiếu để chọn 14 thành viên, gồm 4 Á Châu và Thái Bình Dương, 4 Phi Châu, 2 Đông Âu, 2 Tây Âu, và 2 cho Mỹ Châu. Muốn đắc cử, quốc gia ứng viên phải đạt được 97 phiếu tín nhiệm.
Tại Á Châu có 5 quốc gia là Maldives, Jordani, Ả Rập Xê Út, Trung Cộng và Việt Nam đã nộp đơn ứng cử cho 4 ghế. Như thế sẽ có một quốc gia bị loại.
Nhìn vào 5 quốc gia ứng viên, ngoài quần đảo Maldives trong vùng Ấn Độ Đương nhỏ bé có diện tích 300 cây số vuông, với dân số hơn 300 ngàn, không có các thành tích nhân quyền nổi bật. Bốn quốc gia còn lại, thì mỗi nước đều có những vi phạm nhân quyền ở các mức độ khác nhau, trong đó phải kể đến Trung Cộng và Việt Nam là hai nước vẫn còn theo chế độ cộng sản, nên tình trạng vi phạm nhân quyền hết sức nghiêm trọng, mà hầu hết các cơ quan theo dõi nhân quyền quốc tế đều lên tiếng phản đối việc ứng cử của hai quốc gia này. Đúng hơn Việt Nam và Trung Cộng không xứng đáng trở thành hội viên của tổ chức này.
Đối với đồng bào Việt Nam sống ở hải ngoại, nhất là ở những quốc gia tân tiến, nhân quyền và các quyền tự do được bảo đảm, nên có điều kiện so sánh tình trạng đồng bào trong nước bị đảng CS đối xử bất nhân, tàn ác như thế nào, nên đã không ngừng tranh đấu cho nhân quyền ở Việt nam; khiến CS Hà Nội hết sức khó chịu, và gọi các tổ chức này là "thế lực thù địch".
Người dân trong nước thì bị tước đoạt những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do lập hội..v.v...Người dân phải sống dưới áp lực của công an, dân phòng, côn đồ, tổ dân phố. Đời sống luôn bất an vì bị rình rập theo dõi, chỉ cần một lời nói, một cử chỉ bất cẩn là có thể bị chụp mũ, bị kết án và vào tù.
Những năm gần đây nhờ các phương tiện truyền thông tân tiến, người dân tiếp cận được các nguồn thông tin đa chiều, nên đã nhận rõ sự gian trá, dối gạt tráo trở của CS. Nhất là biết đến cao trào dân chủ đang dâng lên khắp nơi trên thế giới, đặc biệt biết đến sự quan tâm của đồng bào hải ngoại cũng như của thế giới văn minh đang nhìn vào Việt Nam. Từ đó tầng lớp trí thức, nhất là thành phần trẻ đã vượt qua sự sợ hãi để cất cao tiếng nói đòi lại các quyền mà CSVN đã cướp mất. Trước khí thế ấy CSVN nhận ra nguy cơ de dọa đến sự sống còn của đảng, nên một mặt ra sức đàn áp bắt bớ để ngăn chận cao trào tranh đấu; một mặt đi van xin các quốc gia có những mối tương quan quyền lợi ủng hộ để VN được trở thành hội viên trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kỳ này.
Chúng ta cần lưu ý đến 3 yếu tố sau đây để không ngạc nhiên nếu VN được gia nhập Hội Đồng này:
Thứ nhất: Liên Hiệp Quốc là ngôi nhà chung của cả nhân loại, mà cánh cửa luôn rộng mở để chào đón mọi quốc gia muốn trở thành hội viên. Cho dù các hội viên, trên lý thuyết đã cam kết thi hành đúng những gì đòi hỏi khi gia nhập. Nhưng trên thực tế Liên Hiệp Quốc rất khó có được một nghị quyết để chế tài, hay trừng phạt khi một quốc gia vi phạm các điều đã cam kết. Trường hợp Hội Đồng Nhân Quyền cũng không ngoại lệ. CSVN biết rõ những khuyết điểm của tổ chức này, nên bằng mọi giá Hà Nội là phải lọt vào được tổ chức này.
Thứ hai là một số quốc gia đặt nặng quyền lợi kinh tế và chính trị mà coi nhẹ vấn đề nhân quyền, nhất là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu yếu kém như hiện nay. Đây là điều mà Hà Nội đang triệt để khai thác.
Thứ ba là con số 47 hội viên được phân chia theo khu vực, trong ấy 13 ghế trong vùng Á Châu, thì các quốc gia trước sau sẽ lần lượt ứng cử, như thế giữa các nước sẽ có thương lượng đổi chác dựa trên quyền lợi của đôi bên, nên điều kiện nhân quyền không còn là ưu tiên hàng đầu nữa.
Là người Việt Nam, ai cũng muốn đất nước mình được vẻ vang, dân tộc mình được thế giới kính nể. Nhưng giấc mơ ấy có đến với chúng ta được không khi đảng CS còn đang ngự trị trên quê hương. Chúng ta đã có kinh nghiệm gần 70 năm Cộng Sản tại VN với bản chất dối trá không hề thay đổi. Khi chưa lọt vào thì họ hứa hẹn rất nhiều, nhưng khi được vào trong Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế rồi thì việc gì sẽ xảy ra tại Việt Nam? Chắc chắn lúc ấy nỗi thống khổ sẽ đè nặng thêm trên dân Việt Nam gấp trăm ngàn lần như hiện nay.
Tóm lại mục tiêu mà CS Hà Nội cố gắng gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền chỉ là tuyên truyền lừa bịp dư luận thế giới, và có cớ để đàn áp người dân trong nước mạnh hơn, để tiếp tục độc quyền cai trị đất nước. Vì vậy tình trạng NQ ở nước ta sẽ càng xấu đi.
Như vậy chỉ còn một con đường để người dân Việt Nam dành lấy quyền làm người, là phải chủ động dành lại quyền làm chủ đất nước từ tay đảng CS mà thôi.
Cám ơn quí vị đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment