Thứ Hai, ngày 01.06.2015
Thưa quý thính giả, ở các nước CS
như Tàu,VN và Bắc Hàn , đảng viên CS là một thứ vô hậu, vô đạo đức , vô
nhân tính và sống giả nhân giả nghĩa, vì khi còn là đồng chí thì hạt gạo
cắn làm đôi, nhưng khi đụng chạm tới quyền lợi lẫn nhau thì lúc ấy mạng
người cũng không tha ,thật vậy điều này hoàn toàn trái với những nước
có tự do dân chủ và đa nguyên,trên mặt trận chính trị chuyện thắng và
thua của đảng phái là chuyện rất bình thường,ngày nào còn độc tôn thống
trị của đảng CS trên dân tộc ta ,dù có lãnh đạo của bọn bảo thủ hay phe
cải cách cũng sẽ đưa dân tộc vào sự lệ thuộc Tàu và đưa dân Việt vào
vòng nô lệ bắc phương. Trong tiết mục Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam hôm nay,
mời quý thính giả theo dõi bài viết "Cuộc Chiến Đang Ở Thế Giằng Co" sẽ
được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thời gian càng tiến gần đến kỳ đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12, sự
tranh giành quyền lực trong giới chóp bu cộng sản Việt nam càng diễn ra
quyết liệt. Các phe nhóm được hội tụ bởi hai phái, một bên được gọi là
phái bảo thủ, một bên được gọi với cái tên khá hợp thời trang và ấn
tượng là cải cách. Phái bảo thủ trong nước được mệnh danh là kiên định
với định hướng xã hội chủ nghĩa, tập hợp những thành phần đã luống tuổi,
có thành tích trong công cuộc kiến tạo chế độ, phái này có xu hướng
thân Tàu cộng, đứng đầu nhóm phái này là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phái cải cách, đang tập hợp được giới trẻ, các tầng lớp trí thức, giới
kinh doanh, phái này có xu hướng thân Mỹ, do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đứng đầu. Cuộc chiến đang ở thế giằng co, chưa phân thắng bại, các bên
đang có những đòn hiểm hóc giáng trả nhau quyết liệt. Đến nay dư luận có
những nhận xét rằng Nguyễn Tấn Dũng và những đồng sự của mình đang ở
thế thượng phong. Phái Nguyễn Phú Trọng đang từ ở vị thế chủ động, khơi
dậy làn sóng chống đối nhau nay đang trở nên lúng túng, bị động và yếu
thế.
Hãy điểm qua hai nhân vật có sự ảnh hưởng lớn nhất trong chính trường
Việt nam hiện nay. Nguyễn Tấn Dũng con người lớn lên và trưởng thành
trong thực tế, một con người ít học, nếu như không muốn nói là vô học.
Mười bốn tuổi tham gia làm giao liên, rồi trở thành viên y tá trong quân
đội rồi nhanh chóng trở thành người lãnh đạo giữ nhiều vị trí quan
trọng ở cấp địa phương. Sau đó trở thành thứ trưởng bộ công an, trưởng
ban kinh tế trung ương, phó thủ tướng thường trực chính phủ, thống đốc
ngân hàng nhà nước và đến nay gần 10 năm giữ cương vị thủ tướng chính
phủ. Trong một quá trình giữ nhiều cương vị quan trọng của đảng, nhà
nước nên tầm ảnh hưởng của ông ta có thể nói là lớn nhất trong giới cầm
quyền Hà nội hiện nay . Ông là người điều hành ngân sách nhà nước nên có
toàn quyền cấp phát trong cơ chế xin cho của chế độ cộng sản. Là người
có quyền quyết định tối cao trong việc đầu tư phát triển cho các nghành
trung ương, các địa phương, các doanh nghiệp. Là người đề xuất, cất nhắc
đề bạt những nhân sự cho bộ máy hành chính nhà nước, các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước trong nhiều năm qua... nên ông được nhiều người biết
đến, nhiều ngành, nhiều địa phương ơn huệ ông. Đặc biệt Nguyễn Tấn Dũng
có cách sống không làm mất lòng người, suốt trong quá trình đứng đầu
chính phủ, ông ta chưa hề kỷ luật ai. Nhớ lại trong một phiên họp quốc
hội cách đây khá lâu khi được đại biểu quốc hội chất vấn với câu hỏi: từ
khi giữ cương vị thủ tướng, thủ tướng đã xử lý kỷ luật với ai ,cấp dưới
của mình khi vi phạm? ông ta không ngần ngại trả lời rằng: tôi học tập
thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đứng đầu chính phủ suốt 40 năm nhưng chưa
kỷ luật một ai, vì chúng ta đang vận hành theo cơ chế đảng lãnh đạo.
Nguyễn Phú Trọng, ông là người có học hơn so với Nguyễn Tấn Dũng,
nhưng cả cuộc đời của ông ta chỉ làm công tác đảng, công tác chính trị
tư tưởng. Vài năm làm chủ tịch quốc hội nhưng ở Việt nam chức vụ này nó
chỉ mang hình tượng trang trí, mọi nghị quyết của quốc hội , chỉ mang
tính hợp thức hóa nghị quyết của đảng, những chủ chương, quyết sách của
chính phủ đệ trình. Khi lên làm tổng bí thư, ông ta đã lộ nguyên hình là
kẻ giáo điều, duy ý chí, xa rời thực tế, là kẻ háo danh. Sai lầm lớn
nhất của Nguyễn Phú Trọng là ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo tối cao
trong đảng, ông ta ngay lập tức hung hăng khởi xướng, phát động chống
tham nhũng với tham vọng làm nổi bật vị thế cá nhân. Ông ta vượt mặt các
bậc tiền bối và có thái độ trịch thượng, làm cho các vị cựu tổng bí thư
Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh phật ý bởi ông tuyên bố: "việc
chống tham nhũng đến nay đã tìm ra bệnh, đã có thuốc chữa trị, vấn đề
còn lại chỉ là uống thuốc". Và đến nay, nhiệm kỳ của ông ta sắp kết
thúc, ván bài chống tham nhũng của ông ta đã hoàn toàn sụp đổ.
Mới chấp chính được hơn năm, ông ta thay mặt trung ương nhận khuyết
điểm về sự yếu kém trong công tác lãnh đạo đất nước trong nhiều năm qua,
động tác này người ta nhận thấy ông đang nã súng vào quá khứ. Để thể
hiện "bàn tay sắt của mình" , Nguyễn Phú Trọng đã khơi dậy, phát động
đợt thanh trừng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Tại hội nghị trung ương để
quyết định kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng đã nhỏ những giọt
nước mắt cá sấu làm người ta nhớ lại hình ảnh Hồ Chí Minh khóc trước
công chúng sau cải cách ruộng đất. Kết cục trung ương đã bác bỏ đề nghị
của bộ chính trị do tổng bí thư đệ trình. Đây là sự thất bại thảm hại
nhất của ông ta sau hơn một năm cầm quyền.
Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm của ông
ta, và bài học được rút ra từ đại hội 11 của đảng năm 2011, theo đó con
trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị không nằm trong cơ cấu ban
chấp hành tw, nhưng phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng đã đề cử đưa vào danh
sách ứng viên và đã trúng cử ủy viên dự khuyết tw đảng. Nguyễn Phú Trọng
cùng phe nhóm của mình đã ra quyết sách mới nhằm ngăn chặn sự lan tỏa
của đối phương trong kỳ đại hội 12 tới. Ngày 09/6/2014, ban chấp hành
trung ương đảng ra quyết định số 244/QĐ/TW do tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký về việc ban hành quy chế bầu cử trong đảng. Theo đó điều 13 của
quy chế quy định: " cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử
nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử
nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy. Hội nghị ban chấp
hành tw, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư không được đề cử
nhân sự ngoài danh sách do bộ chính trị đề cử." Đây là đòn có thể nói là
cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng giáng trả Nguyễn Tấn Dũng. Dư luân đang
theo rõi diễn tiến cuộc đấu đá lịch sử này, chưa biết "mèo nào cắn mỉu
nào", đúng là chuyện chỉ có ở Việt nam.
Hoàng Thao
No comments:
Post a Comment