Chủ Nhật, ngày 21.06.2015
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,
Báo chí Việt Nam gần đây cho biết một phiên họp của "Quốc hội Việt
Nam" hôm 09 tháng Sáu đã phải nghỉ sớm vì không có "đại biểu" đăng ký
phát biểu mặc dù nghị trình của phiên họp là bàn về việc giám sát hai
vấn đề rất quan trọng của xã hội: Một, là vấn đề liên quan tới các chính
sách, dự án phát triển nông thôn, nông nghiệp; Hai, liên quan tới lĩnh
vực giáo dục, khoa học, công nghệ.
Tại sao các "đại biểu quốc hội" Việt Nam lại có thái độ thờ ơ với hai
vấn đề quan trọng như thế? Tìm hiểu thêm chúng ta biết được lý do của
sự thờ ơ, phó mặc đó là vì phiên họp không được truyền hình, truyền
thanh trực tiếp.
Báo chí còn cho biết thêm, trong các phiên họp được báo trước là có
truyền hình, truyền thanh trực tiếp các "đại biểu quốc hội" luôn tranh
nhau đăng ký phát biểu, nêu ý kiến.
Như vậy, một lần nữa thực tế này đã cho thấy rõ các "đại biểu quốc
hội" của Việt Nam khi đăng đàn phát biểu chỉ là để nhằm thu hút sự chú ý
của dư luận, đánh bóng hình ảnh cho bản thân chứ họ không có thực tâm
lo lắng cho quyền lợi của nhân dân như họ vẫn xưng tụng. Thực tế này
cũng cho thấy hóa ra những "đại biểu" có tiếng là phát ngôn mạnh mẽ,
trách nhiệm như các ông Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, vân, vân, chỉ là
những diễn viên nhằm đánh bóng bản thân và tô vẽ tính dân chủ cho đảng
cộng sản Việt Nam mà thôi.
Trong kỳ vừa qua, cái gọi là "Quốc hội Việt Nam" cũng có bàn đến
"Biển Đông" nhưng lại bàn kín, không cho báo chí và công luận biết rõ họ
bàn những vấn đề gì và có quan điểm, đối sách ra sao trước việc Trung
Cộng ngày càng ngang ngược, hung hãn xâm lấn chủ quyền Việt Nam ở Biển
Đông. Điều này cũng một lần nữa cho thấy các "đại biểu Quốc hội Việt
Nam" hoàn toàn không phải là những "đại diện" của dân như đảng cộng sản
Việt Nam vẫn hằng tuyên truyền.
Thưa quí vị, quí bạn, bản chất bù nhìn của "Quốc hội Việt Nam" không còn xa lạ đối với giới cổ xướng dân chủ.
Từ lâu nay những người quan tâm tới dân chủ đã nhận ra rất rõ "Quốc
hội Việt Nam" chỉ là một cơ quan tay sai của đảng cộng sản Việt Nam. Tại
sao lại thế?
Vì:
Quan sát thực tế, ví dụ chỉ qua những sự việc vừa nêu ở trên, chúng
ta đã thấy rõ tính chất giả trá, diễn kịch, vô trách nhiệm của "Quốc hội
Việt Nam" đối với các vấn đề trọng đại của đất nước.
Căn cứ vào lý thuyết dân chủ, chúng ta thử cùng nhau xem lại "Quốc
hội Việt Nam" đã được tạo ra như thế nào, dân chủ hay dân chủ trá hình.
Thưa quí vị, quí bạn, căn cứ vào các lý thuyết xây dựng nhà nước dân
chủ, chúng ta thấy "quốc hội", hay với tên khác là "nghị viện", là một
trong ba bộ phận cơ bản hình thành nên nhà nước dân chủ hiện đại. Hai bộ
phận kia là "chính phủ" và "tư pháp".
Trong đó "quốc hội" có chức năng chính là tạo ra pháp luật và phê
duyệt các chính sách, kế hoạch lớn của quốc gia, đồng thời "quốc hội"
còn có chức năng giám sát hai bộ phận "chính phủ" và "tư pháp".
Để đảm bảo thực hiện được hai chức năng chính vừa nói, làm luật và
giám sát, các "quốc hội" dân chủ đều phải được hình thành qua các cuộc
bầu cử phổ thông có cạnh tranh giữa các đảng phái và cá nhân với tính
chất Tự do và Công bằng.
Để dễ hình dung hơn, nghĩa là trong cuộc bầu cử đó thường phải có ít
nhất hai ứng cử viên từ hai đảng chính trị khác nhau hoặc ứng viên độc
lập không nằm trong một đảng phái nào cùng tranh cử cho một ghế đại biểu
trong quốc hội.
Cuộc bầu cử phải tự do nghĩa là mọi người đủ một số tiêu chuẩn đã
định đều có quyền ứng cử vào quốc hội, và có quyền đi bỏ phiếu tự do
theo đúng sở nguyện của bản thân không chịu ép buộc hay hối thúc của
người khác.
Tự do cũng có nghĩa là toàn bộ hành trình bầu cử từ việc xác định cử
tri cho tới việc hình thành danh sách ứng cử viên đều không chịu sự sàng
lọc, ép buộc của bất kỳ cá nhân, hội nhóm, đảng chính trị.
Thường thường các cuộc bầu cử quốc hội dân chủ đều được đặt dưới sự
điều khiển của một ủy ban bầu cử, trong đó ủy ban bầu cử là một tổ chức
được nhân dân bầu ra một cách công khai, gồm những nhân sĩ, trí thức tối
thiểu phải có tư cách đứng đắn, độc lập và phi đảng phái.
Tính chất công bằng của các cuộc bầu cử quốc hội dân chủ nằm ở chỗ
mọi cử tri và ứng cử viên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong cuộc
bầu cử, không phụ thuộc vào nguồn gốc, địa vị, đảng phái hay giới tính.
Đó là qui trình, đòi hỏi tối thiểu để chọn ra những người đại diện cho nhân dân trong một quốc hội dân chủ.
Như vậy nhìn sơ vào "Quốc hội Việt Nam" chúng ta đã thấy có hai yếu
tố dân chủ giả hiệu rất lớn. Một, đó là chỉ có một mình đảng cộng sản
trong mọi cuộc bầu cử. Và hai, mọi ứng cử viên vào quốc hội đều phải qua
sự sàng lọc của đảng cộng sản Việt Nam, thông qua cái gọi là "hiệp
thương" của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Với cách hình thành man trá dân chủ như thế, "Quốc hội Việt Nam" và
các đại biểu của nó không thể nào tránh được số phận tất yếu phải làm
những con rối cho đảng cộng sản.
Dian và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
Tiến Văn
21/06/2015
No comments:
Post a Comment