Thứ Hai, ngày 22.06.2015
Quý thính gỉa thân mến, sự tan vỡ và giải thể của tập đoàn CS Đông Âu, bên cạnh những cuộc cách mạng lật đổ các nhà nước độc tài Bắc Phi, tất cả đều bắt nguồn từ những cuộc xuống đường của người dân. Thật vậy, đối với các nước CS còn sót lại trên hành tinh này, việc thông qua một dự luật cho phép biểu tình là điều tối kỵ, nhưng trào lưu dân chủ hóa toàn cầu là con đường không thể vãn hồi, CSVN cũng không thể thoát khỏi quy luật này! Trong chuyên mục Chuyện Chỉ Có ở VN, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Nguyễn Tấn Dũng chuyển lửa cho người kế nhiệm” của Lan Anh, sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây
Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đến nay trong điều 25 hiến
pháp hiện hành nước CHXHCN Việt nam ghi rõ: " công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Đã 70 năm
trôi qua, việc thực thi các quyền trên vẫn chưa được thể chế hóa thành
luật. Từ năm 2011, sau hàng loạt các cuộc biểu tình tự phát nổ ra phản
đối Trung cộng lấn chiếm biển đảo Việt nam. Tháng 9/2011, thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng tại một phiên họp quốc hội rằng: "Cần phải
có luật biểu tình phù hợp với hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều
kiện cụ thể của Việt nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự
do dân chủ của người dân.
Đồng thời luật này cũng có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, những
hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích xã hội và nhân
dân". Đã 4 năm đi qua, đến nay luật vẫn chưa được đem ra quốc hội bàn
thảo. Cuối năm ngoái 2014, Nguyễn Tấn Dũng lại hối thúc; " Hiến pháp quy
định người dân có quyền biểu tình, đồng thời cũng quy định việc hạn chế
quyền của người dân phải do luật định. Do đó bộ công an là cơ qua chủ
trì việc soạn thảo dự án luật này cần tập trung hoàn thiện để trình quốc
hội theo đúng chương trình". Và năm nay, một lần nữa dự luật biểu tình
lại được trì hoãn, vậy là cả nhiệm kỳ quốc hội này đã không thông qua
được dự án luật biểu tình mà phải chờ đến quốc hội khóa sau có thể mới
bắt đầu xem xét. Giải thích lý do trì hoãn suốt thời gian dài này, chủ
nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội ông Phạm Trung Lý phân bua: "Việc
trì hoãn đưa dự luật này ra quốc hội thảo luận là "do chính phủ đề nghị
và đã được thường vụ quốc hội phê chuẩn , với lý do 'có một số nội
dung cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, và tham khảo kinh nghiệm quốc tế'
". Câu hỏi đặt ra là vì sao phải trì hoãn suốt cả thời gian dài? Câu trả
lời đích xác rằng có ba lý do sau:
Một là ở Việt nam với một thể chế độc tài đảng trị, luật biểu tình là
một trong những dự luật mang tính nhạy cảm nhất, việc luật ra đời và
thực thi sẽ động chạm đến bản chất thể chế của chế độ, vì thế 70 năm qua
nhà nước cộng sản Việt nam chưa bao giờ dám bàn đến nó. Trước những áp
lực trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ, cộng sản Việt nam làm ra vẻ
xúc tiến xây dựng dự luật biểu tình nhằm để che mắt thế gian, lừa bịp dư
luận, xoa dịu sự bức xúc của nhân dân. Và cả gần một nhiệm kỳ quốc hội
đi qua kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tháng 9/2011 đến
nay, dự luật này vẫn ở trên mây, trên gió. Đây là cách làm lố bịch, bởi
sự trây ỳ một cách trơ trẽn song thực tế nó cũng đem lại hiệu quả nhất
định cho giới cầm quyền cộng sản. Và những người chủ chương đưa ra những
chiêu bài này chắc hẳn đang thỏa mãn thậm chí đang tự hào về cú lừa dối
dân ngoạn mục này.
Hai là chính phủ giao cho bộ công an trực tiếp chủ trì soạn thảo dự
luật trên là việc làm " vừa đá bóng vừa thổi còi". Bộ công an là lực
lượng được giao nhiệm vụ trấn áp biểu tình trong bộ máy chính quyền cộng
sản. Trong thực tế lực lượng này đã đàn áp những người biểu tình bằng
cách dùng bạo lực để giải tán, bắt bớ, truy tố, bỏ tù, trá hình hoặc xúi
giục, thuê mướn bọn côn đồ đánh đập những người tham gia biểu tình. Với
bàn tay đã nhuốm máu, kẻ đã gây ra những tội ác tày trời và bị dư luận
trong nước và quốc tế lên án lại được giao trực tiếp soạn thảo thì không
khác nào "gửi trứng cho quạ khoang". Ý chí của những kẻ coi những người
tham gia biểu tình là kẻ thù, coi việc biểu tình là gây rối, là phản
động, là thế lực thù địch...thì việc soạn thảo luật để điều chỉnh là cơ
hội có một không hai để tăng cường quyền lực cho chính mình, tìm cách
xây dựng các điều luật để hạn chế đến mức thấp nhất về quyền công dân
một cách tinh vi hơn, xảo quyệt hơn; biện minh, che lấp tội ác việc đàn
áp người biểu tình trong quá khứ. với phương châm xây dựng các điều
khoản của luật vừa đảm bảo được sự vững trãi của chế độ, vừa xoa dịu
được sự phẫn nộ của nhân dân, đây là việc làm khó nên đã 4 năm đi qua kể
từ khi được giao soạn thảo, bộ công an vẫn chưa hoàn thành được tiêu
chí đáp ứng các điều kiện mà đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam giao.
Trong quãng thời gian dài như vậy, chắc chắn bộ công an đã cho ra mắt
một vài bản thảo để gửi đến các nhà chức trách, những chuyên gia pháp
luật để tham khảo, song nhiều điều khoản đã gây nhiều tranh cãi nên chưa
thể đưa ra trình quốc hội xem xét và kéo theo đó là việc trì hoãn suốt 4
năm qua.
Ba là trong bộ máy chóp bu cộng sản đang có sự chia rẽ sâu sắc, tác
động trực tiếp đến việc ra đời của dự luật. Nguyễn Tấn Dũng thừa biết
rằng luật biểu tình mang tính nhạy cảm nhất khi chưa có chủ chương của
bộ chính trị thì không thể trình ra quốc hội. Đây là hành động cố tình
tự đánh bóng hình ảnh ông ta nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, thể hiện
ý chí cải cách, mở đường bứt phá về dân chủ- nhân quyền nên đã sốt sắng
tuyên bố xúc tiến xây dựng luật biểu tình trong khi ở Việt nam đang vận
hành theo cơ chế đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Hiểu được hành
động của Nguyễn Tấn Dũng, phe bảo thủ đã cố tình găm lại, không ra nghị
quyết của bộ chính trị về chủ chương xây dựng luật biểu tình vì thế nên
cả một thời gian dài mà dự luật vẫn chưa được trình quốc hội để thông
qua. Đó là những nguyên nhân mà quốc hội Việt nam liên tục trì hoãn việc
thông qua luật biểu tình.
Trong 36 kế sách của Tôn Tử có kế " chuồn" là một trong những kế
thượng sách. Nguyễn Tấn Dũng đã chọn kế này, bởi hết nhiệm kỳ này ông
phải chuồn và chuyển lửa cho người kế nhiệm là việc làm đơn giản nhất,
dễ làm nhất. Đúng là chuyện này chỉ có ở Việt nam.
Lan Anh
No comments:
Post a Comment