Saturday, June 27, 2015

Luật sư Trần Thanh Hiệp thảo luận về tình hình biển Đông, phần 2

Thứ Bảy, ngày 27.06.2015  
Thưa quí thính giả, biển Đông đã là một vấn đề thời sự sôi nổi. Trong chuyên mục "Những Vấn Đề Của Chúng Ta" tuần này, chúng tôi xin được thảo luận về đề tài này cùng Luật sư Trần Thanh Hiệp. Luật sư Trần Thanh Hiệp là cựu Luật sư các Tòa Thượng Thẩm ở Sài Gòn và Paris, Pháp. Luật sư Trần Thanh Hiệp năm nay trên 80 tuổi, tham gia chính trường Việt Nam liên tục 60 năm qua và hiện nay là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, Paris. Ông hiện cư ngụ tại Pháp quốc
HN: Nếu đúng như Ls đã nhận định, TQ đã không cần phải đánh mà vẫn chiếm được chủ quyền trênquần đảo Trường Sa rồi, vậy nhân dân Việt Nam cũng như người Việt hải ngoại làm sao đòi lại được chủ quyền đó?
TTH : Nếu đòi lại chủ quyền là một khẩu hiệu chúng ta hô lên để phản đối hành động xâm lược của TQ thì việc đòi lại chủ quyền chỉ là một giấc mơ. Nhưng nếu chúng ta muốn đánh thắng TQ để thâu hồi chủ quyền của chúng ta đã bị TQ cưỡng đoạt thì chúng ta phải mở ra một cuộc chiến tranh vũ trang đánh đuổi kẻ xâm lăng ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Về điểm này, chúng ta thấy ngay được rằng cuộc chiến tranh đó sẽ là một cuộc chiến tranh bất cân xứng, ưu thế nghiêng về phía kẻ địch. Do đó, chúng ta phải tìm cách đưa cuộc chiến của chúng ta vào con đường quốc tế hóa để chúng ta có đồng minh. Hướng đi này đang là hướng đi của nhiều nước trong vùng và nhất là đang được sự khuyến khích và hỗ trợ của Mỹ. Dĩ nhiên vì đó không phải là hướng đi của nhà cầm quyền Hà Nội, tay sai bản địa của TQ, nên cuộc chiến của chúng ta sẽ gặp phải sự phản bội của kẻ nội thù và sẽ là một cuộc chiến đầy gian nan. Nhưng chúng ta không có con đường nào khác.
HN : Đã đành là phải đặt trọng tâm vào viểc vận động quốc tế, nhưng vứi đường lối này, làm sao loại bỏ được những người cộng sản hiện đang cầm quyền ở Việt Nam nếu những người ấy nhờ thực tế, tìm được sự viện trợ của Mỹ. Trong giả thuyết này, liệu người Việt hải ngoại có phải chấp nhận "hòa hợp hòa giải với cộng sản hay không?
TTH : Không. Trường hợp giả thuyết này được đặt ra thì chúng ta sẽ không nhất thiết phải hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, nhất là CS có bao giờ chịu hòa giải với những người không cộng sản. Đó là chưa kể chúng ta còn phải đề phòng CS lợi dụng tình thế để thi hành qủy kế cố hữu của CS là loại trừ thù địch không cộng sản. Chúng ta vẫn sẽ giữ vững lập trường tự do dân chủ chống độc tài toàn trị, nhưng với sự hỗ trợ của đồng minh, chúng ta tham dự cuộc chiến đấu chung của tất cả các đồng minh chống bá quyền bành trướng TQ.
HN : Theo Ls, Biển Đông sẽ là ngòi nổ của chiến tranh thế giới lần thứ ba hay là chỉ là một kịch bản để TQ tiếp tục "dan díu" với Mỹ?
TTH : Biển Đông tuy sẽ không phải là ngòi nổ của cuộc thế chiến thứ ba nhưng cũng sẽ không tránh khỏi chién sự xảy ra trong đó. Vả lại thực sự xung đột đã ngấm ngầm xảy ra từ lảu, nhưng không dưới hình thức quân sự. TQ đang sử sự trong cái lô gích cường quốc mới nổi lên trong vùng bằng những hành động đối đầu về nhiều mặt với Mỹ. Cho nên có thể nói không là ngòi nổ của thế chiến thứ ba nhưng không tránh khỏi là chiến trường.
HN : Phải chăng Biển Đông cũng có thể là một cơ hội cho những người Việt không cộng sản tạo một đà tranh đấu mới cho dân chủ tự do?
TTH : Nếu dân chủ tự do không phải là tặng phẩm của độc tài, trái lại, là sự nghiệp chiến đấu giải trừ độc tài thì những biến động hiện nay ở Biển Đông chính là cái đà "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để chúng ta hoàn thành sự nghiệp lịch sử dân chủ hóa đất nước./.

No comments:

Post a Comment