Thứ Hai 15.06.2015
Chỉ có ở các nước Cộng sản với chế độ cai trị dân bằng độc tài, thống trị toàn diện, mới nảy sinh ra những cán bộ nhà nước hách dịch, cường hào ác bá và xem thường người dân vì không có luật lệ ràng buột, nếu có chỉ là áp dụng luật rừng , khi nào tư pháp tách rời khỏi cơ cấu cầm quyền của đảng và nhà nước thì đến lúc ấy may ra người dân có quyền tự quyết và quyền đòi hỏi sự công bằng , đó là thời điểm sẽ chấm dứt cái ngông cuồng,cường điệu của cán bộ nhà nước khi cư sử với đồng bào của mình.
Chiều ngày 3/6/2015, trong phiên họp toàn thể của quốc hội Việt nam
thảo luận về dự luật "trưng cầu dân ý", Đại biểu quốc hội Hà Minh Huệ,
phó chủ tịch hội nhà báo Việt nam tuyên bố: "dân chủ của ta có hạn, dân
trí còn thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu ý dân có khi
gây hại, không thể tùy tiện". Ngay sau khi tuyên bố trên, đại biểu quốc
hội Hà Minh Huệ bị các cư dân mạng ném gạch, đá tới tấp vào mặt ông ta.
Ba ngày sau, ngày 6/6, ông ta lý giải về tuyên bố của mình: "vì sợ các
thế lực thù địch bên ngoài sẽ xúi giục, thúc đẩy người dân trưng cầu dân
ý một vấn đề nào đó mà nhà nước, đảng ta không thích, nhưng không biết
phải làm sao, nên quốc hội không thể tùy tiện trưng cầu ý dân".
Chuyện tưởng như đặc biệt, hy hữu nhưng thực tế thì đó là chuyện bình
thường, chuyện diễn ra thường ngày ở Việt nam. Việc những cán bộ cộng
sản Việt nam có thái độ coi thường người dân từ lâu đã trở thành thông
lệ ở đất nước này, chỉ khác là họ khôn ngoan hơn, họ chẳng dại gì bộc lộ
sự coi thường, miệt thị người dân ở những diễn đàn mang tính nhạy cảm,
nhất là ở diễn đàn quốc hội như đại biểu Hà Minh Huệ. Công dân Việt nam
mà chủ yếu là người nông dân luôn phải đón nhận những hành động, thái
độ, cử chỉ, phát ngôn từ những giới chức cộng sản xúc phạm đến họ trong
suốt quá trình chiều dài lịch sử kể từ khi chế độ cộng sản ra đời. Những
người dân, chính xác là nông dân luôn phải ngậm ngùi cam chịu sự phân
biệt đối xử này, dù có bức xúc, phẫn nộ song hoặc là không dám, hoặc là
không biết chỗ để thể hiện sự phản đối của mình mà dù có phản đối cũng
chẳng đi đến đâu, bởi cả một bộ máy tổ chức từ trung ương đến cơ sở đều
có thái độ hành xử tương tự đối với người dân như vậy. Câu hỏi đặt ra
là vì sao cán bộ cộng sản Việt nam luôn coi thường dân? Câu trả lời rất
đơn giản, đó là bản chất của chế độ đảng trị, nó sản sinh ra một lớp
người tự cho mình là bề trên, là sáng suốt, là những người thuộc diện "
đỉnh cao của trí tuệ loài người ", khi đã đứng trên một đỉnh chót vót
thì tất yếu nhìn mọi người trong thiên hạ luôn ở dưới tầm mắt của mình.
Học thuyết của chủ nghĩa Mác- Lê nin mà được Hồ chí Minh nhập khẩu vào
Việt nam từ những năm 30 của thế kỷ trước đã trở thành hệ tư tưởng thống
trị trên đất nước ta hơn 80 năm qua. Quan điểm của học thuyết này là xã
hội được phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau và " đấu tranh giai
cấp là động lực phát triển xã hội". Theo học thuyết Mác Lê nin, trong
các giai cấp thì giai cấp nông dân được xếp vào bậc thứ hạng, ngôi vị
kém cỏi nhất, lạc hậu nhất, hèn hạ nhất. Chủ nghĩa mác lê nin khẳng định
rằng: người nông dân là người có bản chất tư hữu, cố chấp, lạc hậu, bảo
thủ. Mác đã ví người nông dân như củ khoai tây, nó chỉ hội tụ, liên kết
với nhau được khi nhét chúng vào một bao tải, khi đổ ra thì mỗi củ lăn
đi một nơi. Bởi vậy giai cấp này không thể có sự liên kết với nhau để
đứng lên làm cuộc cách mạng và theo đó cũng không thể trở thành giai cấp
lãnh đạo mà chỉ có thể trở thành lực lượng quần chúng hậu thuẫn cho
giai cấp cầm quyền là giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là
chính đảng cộng sản. Cũng theo học thuyết chủ nghĩa Mác Lê nin, các tầng
lớp trí thức là những người không có quan điểm lập trường vững vàng, là
những người thường xuyên giao động, tránh né những khó khăn, gian khổ,
hiểm nguy, là người gió chiều nào che chiều đó nên tầng lớp này cũng
không mang cho mình được bản chất cách mạng và theo đó cũng không thể
trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. Thấm nhuần những quan điểm trên,
ở Việt nam đảng cộng sản Việt nam đã quán triệt sâu sắc, triệt để
nguyên lý phân tầng xã hội theo học thuyết mác. Những người nông dân,
những người trí thức muốn trở thành đảng viên cộng sản thì trước hết
phải thừa nhận giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, và là lực
lượng lãnh đạo xã hội, đồng thời phải tự nguyện từ bỏ giai cấp của mình,
nguyện đi theo và phụng sự suốt đời cho đảng , đội tiên phong của giai
cấp công nhân. Và khi trở thành đảng viên của đảng cộng sản, đương nhiên
họ là người tự lột xác hội nhập vào nhóm người "đỉnh cao trí tuệ loài
người" và từ đó họ cũng học theo cách đối nhân xử thế với người dân mang
đầy đủ bản chất cộng sản.
Từ ngày nhà nước cộng sản ra đời, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở
Việt nam, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng luôn được đính kèm những kiến
thức cơ bản về chủ nghĩa Mác Lê nin và ngày nay được bổ xung thêm tư
tưởng Hồ Chí Minh, đó là tiêu chí chủ yếu, mục tiêu cốt lõi và điều kiện
tiên quyết của mỗi nhà trường. Kiểu giáo dục bầy đàn của chế độ cộng
sản trong suốt quá trình cầm quyền đã đồng loạt cho ra lò những sản phẩm
na ná giống nhau, có kiểu suy nghĩ và hành động hệt nhau, ngơ ngác
trước những diễn tiến của xu thế thời đại. Đặc biệt là thái độ tự kiêu,
tự đại, coi thường quần chúng là đặc điểm chung, mang tính phổ biến của
cán bộ cộng sản. Sự kiện chửi dân trên diễn đàn quốc hội mới đây chính
là sự phản ảnh bản chất của giai cấp cầm quyền, chuyện tưởng lạ nhưng
đã quen, tưởng mới nhưng đã cũ. Đúng là chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thanh Trúc
No comments:
Post a Comment