Sunday, October 27, 2013

Việt Nam – Nhìn Về Tương Lai

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Để có một Việt Nam ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế trong tương lai

Chủ Nhật 27.10.2013    
Tiếp theo đây, như thường lệ vào Chủ Nhật cách tuần, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục VIỆT NAM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI.
Tuần này, mời quý thính giả theo dõi cuộc thảo luận của chúng tôi với Luật Sư Trần Thanh Hiệp về chủ đề "Để có một Việt Nam ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế trong tương lai". Luật Sư Trần Thanh Hiệp là cựu luật sư các tòa thượng thẩm Sài Gòn và Paris, và là người đã liên hệ đến chính trường Việt Nam liên tục 60 năm qua. LS Hiệp, năm nay 85 tuổi, cư ngụ tại Pháp và hiện là Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền. Xin mời anh THANH TÙNG.
Thanh Tùng (TT): Kính chào LS Trần Thanh Hiệp – Xin LS cho biết ý kiến là trong tương lai, khi Việt Nam đã đạt được thể chế dân chủ thực sự, nếu muốn ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế thì nền luật pháp phải như thế nào, thưa LS?

Ls Trần Thanh Hiệp (TTH): "Ổn định chính trị trong một thế chế dân chủ thực sự" phải được hiểu như là một cuộc sống trong đó tự do, nhân phẩm của người dân được tôn trọng và bảo đảm. Còn sự "phát triển kinh tế" cần thực hiện thì phải là sự phát triển bền vững và công bằng cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, không phải chỉ riêng cho một tuyệt thiểu số đặc quyền đặc lợi ngang nhiên cướp quyền sống của tuyệt đại đa số. Do đó, trật tự chính trị mới của nước Việt Nam dân chủ hậu-cộng-sản sẽ phải xây dựng trên nền tảng môt hệ thống pháp luật tôn trọng nhân quyền, dân quyền theo tiêu chuẩn của luật quốc tế, được áp dụng nghiêm chỉnh trong khuôn khổ của một Nhà nước pháp trị. Những tiêu chuẩn này đã được qui định rõ ràng, theo nhiều cách khác, nhau trong một số văn bản có tên gọi là Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948, hai Công ước quốc tế năm 1966, về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và về các quyền dân sự và chính tri, nếu chỉ kể ra những văn bản chính.
TT: Theo LS thì Nhà Nước Pháp Trị này có gì khác biệt với Nhà Nước Pháp Quyền của nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nôi hay không?
TTH: Có chứ, khác nhau một trời một vực như trắng khác với đen. Cộng sản Việt Nam đã sáng chế ra một tển gọi mới là Nhà Nước Pháp Quyền vừa để che dấu thực chất phi nhân quyền, phản dân chủ của lọai nhà nước này vừa để lừa gạt dư luận rằng cộng sản cũa cai trị bằng pháp luật. Nhưng trong khi Nhà Nước Pháp trị cai trị bằng pháp luật dânchủ thì cộng sản lại cai trị bằng pháp luật độc tài đảng trị. Tính tự pháp quyền ngụ ý nhà nước cộngsản cũng cai trị bằng pháp luật, hơn nữa còn coi pháp luật có quyền cao nhất. Nhưng không thể đánh đồng hai lọai tên gọi mà phải coi xem có phải cùng lọai pháp luật hay không, tức là phải phân biệt"áp dụng pháp luật" với "pháp luật được áp dụng". Cho nên phẩm chất và giá trị pháp lý của Nhà Nước tùy thuộc vào lọai pháp luật được áp dụng chứ không phải vào việc áp dụng. Bởi vậy, người dân chủ không thể xài chữ pháp quyền như là một đồng nghĩa của pháp trị.
TT: Xin LS cho biết là VN, để đạt đến một tương lai như LS vừa trình bày, thì từ thực tế hiện tại hôm nay, chúng ta phải những làm gì, thưa LS Trần Thanh Hiệp?
TTH: Tất nhiên là có thể sẽ có nhiều sáng kiến để thanh tóan độc tài và xây dựng dân chủ.. Việc tôi chỉ trình bày một trong những sáng kiến ấy thôi không có nghĩa là tôi bài bác tất cả những sáng kiến khác với sáng kiến cua tôi. Sáng kiến nào cũng có thể góp phần đánh bại độc tài nếu nó được đưa ra thực hiện. Nhưng nếu sáng kiến ấy chỉ là một ảnh tượng ở trong đầu thôi thì không có giá trị thực tiễn. Tôi cho rằng trong hiện tình. ở trong nước cũng như ở ngòai nước chưa đủ điều kiện để mở ra trận thư hùng để đánh bại độc tài. Cho nên, như tôi đã từng phát biểu trên làn sóng của đài ĐLSN, tôi chủ trương vừa giải thể độc tài vừa xây dựng dân chủ.
TT: Như LS vừa trình bày thì công việc ưu tiên trước mắt là phải "diệt độc tài". Xin LS cho biết cách thức nào hiệu quả nhất để "diệt độc tài"?
TTH Thật khó có thể tìm ngay ra một giải pháp tồi ưu như quí đài muốn biết. Thay vì đưa ra một lời khẳng định, tôi muốn gợi ý chúng ta nên cùng tìm trong những tiền lệ đánh bại dộc tài ở Việt Nam cũng như trên thế giới bài học kinh nghiệm để giành chiến thắng cho dân chủ. Trước hết, ít ra chúng ta cũng đã hiểu được vì sao phe dân chủ đã thất bại trong cuộc chiến đấu võ trang quốc cộng ở miền Nam trước đây hay là trong những cuộc vận động phục quốc ở hải ngọai. Ngòai ra chúng ta còn chứng kiến sự thành công rực rỡ của công đoàn Solidacnosc ở Ba Lan. Sau hết chúng ta đã nhìn thấy cuộc vùng lên của dân chủ ở Bắc Phi Tung Đông dưới hình thức kết hợp bạo động với bất bạo động. Một cách chủ quan, tôi tạm rút ra bài học kinh nghiệm là phe dân chủ trong hiện tình trong nước cũng như ở ngòai nước, chỉ có thể vừa giải thể độc tài vừa xây dựng dân chủ.
TT: Như LS đã nói, bê cạnh việc "diệt độc tài", chúng ta còn phải nỗ lực tiến hành việc "xây dựng dân chủ". Xin LS cho biết, còn đâu là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu "xây dựng dân chủ"?
TTH: Tôi xin không trở lại những gì tôi đã trình bày cặn kẽ, từ nhiều năm trước đây, quan điểm của tôi về mặt lý thuyết xây dựng dân chủ. Tôi đã thâu góp những quan điểm ấy lại thành một tập sách nhỏ ấn hành năm 2011 đưới tiêu đề "Việt Nam trên đường dân chủ hóa"., Ở đây tôi chỉ xin nói thêm về việc dân chủ hóa này nhưng chỉ khai triển về mặt thực tiễn. Và tóm lược thành hai kết luận sau đây-- Thứ nhất, nếu phe dân chủ Việt Nam biết tổ chức thành cơ cấu hành động - thay vì thông tin tuyên truyền suông - thì các cường quốc dân chủ trên thế giới, như đã diễn ra ở Bắc Phi, Trung Đông sẽ ủng hộ không những về mặt ngọai giao mà còn cả về mặt quân sự nữa -- Thứ hai, riêng về phần nước Việt Nam thì chính mỗi người Việt Nam phải tỏ ra có trình độ dân chủ tương xứng với cách ứng xử của người dân một nước dân chủ vào thời đại những năm 2000. Dân chỉ có thể là chủ đất nước được khi nào mỗi người dân đủ tư cách làm chủ. Không được vậy thì lại sẽ chỉ có những dân chủ giả hiệu do độc tài nặn ra để sang đoạt nhân quyền, dân quyền mà thôi.
TT: Cám ơn LS Trần Thanh Hiệp đã dành thời giờ chia sẻ các nhận định về việc xây dựng một VN tốt đẹp trong tương lai, với thính giả Đài ĐLSN. Mong được gặp lại LS trong những buổi phát thanh tới./.

No comments:

Post a Comment