Sunday, March 12, 2023

Chiến Tranh Ukraine: Hệ Lụy Chính Trị Đối Với VN

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

Thưa  quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Tuần trước chúng ta đã nói thêm về hệ lụy đối với kinh tế Việt Nam từ cuộc xâm lăng của Putin vào U-Cơ-Rai-Na. Hôm nay chúng ta sẽ nói thêm về hệ lụy chính trị đối với Việt nam.  

Chúng ta chưa hề thấy một biện pháp chính trị công khai rõ ràng nào của khối dân chủ phương Tây nhằm vào Việt Nam mặc dù bọn chóp bu Hà Nội đã bày tỏ thái độ vẫn đứng về phía Nga qua các cuộc biểu quyết ở Liên Hợp Quốc, hay qua các động thái ngoại giao vẫn tỏ ra rất thân thiện đối với Putin và chính quyền độc tài tại Nga. 

Thưa quí vị và các bạn, phản ứng này của khối dân chủ phương Tây cũng là điều dễ hiểu vì chính quyền Việt Nam không có trọng lượng gì trên bàn cờ chính trị quốc tế giữa các đại cường. Các toan tính, tham vọng của bọn chóp bu Hà Nội từ khi cướp được quyền lực đến nay, nói chung, chỉ nhằm vào một mục tiêu rất thấp hèn là giữ cho bằng được độc quyền thống trị đất nước và bóc lột dân tộc Việt Nam. Ngoại trừ một vài manh nha của thời Lê Duẩn muốn qui tụ, điều khiển cả Lào và Căm-Bốt, bọn chóp bu của đảng Hồ-Tàu luôn luôn chỉ quanh quẩn với mối lo lắng là làm sao giữ được quyền lực độc tôn cho đảng của chúng, bằng mọi giá và bất chấp tất cả, kể cả phải mất lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền đất nước. Đảng Hồ-Tàu đã thể hiện sự bất chấp này nhiều lần, từ thời Hồ cho đến thời nay, như Công Hàm Hồ-Đồng năm 1958 nhượng chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa cho Mao; hay cam kết “vận mệnh tương quan”, cùng những nhượng bộ, phó mặc liên tục cho sự xâm nhập của Trung Cộng vào lãnh thổ Việt Nam trong nhiều năm gần đây.

Việc gắn chặt, dựa chặt, về chính trị, bằng mọi giá vào quan thầy Bắc Kinh cũng xuất phát từ tham vọng thấp hèn của đảng Hồ-Tàu hoàn toàn không có ý tưởng, ước mơ tham vọng gì tốt đẹp cho dân tộc, đất nước ngoài việc chỉ muốn độc quyền khai thác, bóc lột, trói buộc nhân dân trong vòng quyền lực độc đoán của chúng.

Nhìn theo chiều ngược lại, chúng ta có thể thấy, nếu đảng Hồ-Tàu lại gắn chặt, dựa chặt vào phương Tây như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bổn thì đất nước chúng ta không chỉ phát triển tốt và tốt hơn nữa về kinh tế mà vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và mọi vấn đề dân sinh khác sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều hiện nay. Song, tất cả những lợi ích to lớn này lại không phù hợp với tham vọng lớn nhất của bọn chóp bu Hồ-Tàu vì chúng rất sợ một khi thân thiết, gắn chặt về chính trị với phương Tây thì trước sau chúng cũng mất sự độc quyền về quyền lực.

Cách đây hơn một tuần, như chúng ta đã thấy Nguyễn Phú Trọng đã đạt được mục tiêu đưa một kẻ rất thân cận, tuân phục và có đầu óc rất bảo thủ, độc đoán là Võ  Văn Thưởng lên giữ chức chủ tịch nước sau khi đẩy được Nguyễn Xuân Phúc về vườn. Sự xếp đặt này không chỉ dựa trên tham vọng thấp hèn của Nguyễn Phú Trọng về sự sống còn của đảng Hồ-Tàu mà còn phù hợp với ý chỉ của quan thầy Bắc Kinh. Đây cũng là lí do tại sao Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới Võ Văn Thưởng ngay sau bài phát biểu nhậm chức sặc mùi độc tài đảng trị của y trước cái gọi là “quốc hội”.

Tuy nhiên, sự “thành công” này của Nguyễn Phú Trọng cũng tự tiết lộ rằng đảng Hồ-Tàu đang gặp những vấn đề hết sức nghiêm trọng không thể hóa giải. 

Thứ nhất, đó là khủng hoảng nhân sự cho sự tiếp nối về tư tưởng “còn đảng, còn mình”. Từ hơn chục năm qua, đây là mối lo lớn nhất của Trọng trong việc tìm kiếm kẻ kế vị vừa đảm bảo an ninh cá nhân khi về vườn, vừa đảm bảo giữ vững vận mệnh đảng Hồ-Tàu. Đến nay, Võ văn Thưởng đã tỏ ra đáp ứng được hai yêu cầu này của Trọng vì trong bài phát biểu nhậm chức chủ tịch nước, câu đầu tiên y gửi đến không phải là “nhân dân”, hay “đất nước” mà là “đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Đây là một biểu hiện quái lạ, phản động nhưng hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn. Nhưng một kẻ dám công khai bán cả nhân cách, danh dự cá nhân trước công luận thì cũng là kẻ có thể dám làm mọi thứ. Như vậy, vận mệnh của đảng Hồ-Tàu cũng chẳng có gì đảm bảo với những con người như Thưởng.

Thứ hai, việc bọn chóp bu tiếp tục gắn chặt vào Bắc Kinh là thể hiện của sự tê liệt, mù quáng về tư duy chính trị. Bởi sự gắn chặt này không khác gì việc tiếp tục làm đồng minh, giữ quan hệ thân tín với chế độ Quốc Xã của Hít-Le vào trước thế chiến II. Hiếm có hiện tượng nào lặp lại hai lần trong lịch sử nhưng lịch sử có những qui luật đưa đến những kết quả, hệ quả tất yếu giống hệt nhau.

… cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

12/03/2023

No comments:

Post a Comment