Thursday, July 31, 2014

KHI NGƯỜI DÂN THỂ HIỆN SỰ BẤT BÌNH VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA!

Thứ Năm, ngày 31.07.2014    
Dấu hiệu tan rã và sụp đổ của CSVN đang hiện rõ khi sự rối loạn và bất an của xã hội ngày càng tăng. Chưa lúc nào mà sự căm ghét chế độ của người dân lại mạnh mẽ như lúc này. Đã đến lúc gười dân cần biến khẩu hiệu"Chúng tôi muốn sống!" cho quyền dân sinh, thành câu khẩu hiệu: " Hãy trả lại DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN cho chúng tôi".Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả nghe bài KHI NGƯỜI DÂN THỂ HIỆN SỰ BẤT BÌNH VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA! của Lý Trần Công sẽ do Hải Nguyên trình bày sau đây.
Tại quốc gia Tunisiaở Bắc Phi anh Mohamed Buoazizi đã tốt nghiệp đại học, nhưng không thể tìm ra công việc làm phù hợp nên phải đi bán rau và trái cây để kiếm sống từng ngày. Nhưng anh đã bị cảnh sát đô thị tịch thu xe bán hàng rong của anh, chỉ vì không có giấy phép và nhất là không có tiền để hối lộ. Trong sự bế tắc không lối thoátngày 17 tháng 12 năm 2010, anh Mohamed Bouazizi đã châm lửa tự thiêu, để phản đối hành động ngăn cấm và những bất công xã hội do chính quyền độc tài gây ra.
Sau khi thông tin về cái chết của người thanh niên bán hàng rong loan truyền trên Internet và tin nhắn điện thoại di động, nỗi bất bình giận dữ tích tụ trong lòng dân chúng Tunisia trong suốt 23 năm cầm quyền của tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali đã đưa họ xuống đường, dẫn họ bước qua nỗi sợ hãi của bạo quyền. Ban đầu chỉ với vài trăm, rồi hàng ngàn, hàng chục ngàn và đến ngày 22 tháng 12 đã có gần nửa triệu người, đa số là giới trẻ, túa ra đường phố khởi đi từ thành phố Sidi Bouzid, nơi mà sinh viên Mohamed Bouazizi tự thiêu, nhanh chóng lan rộng đến Jendouba, Sousse, Sfax và thủ đô Tunis. Sinh viên và quần chúng hòa nhập nhau thành biển người và đã hô to: "Ben Ali, chúng tôi hết sợ rồi". Đặc biệt giới trẻ đã tự động chuyển khẩu hiệu "Chúng tôi hết sợ rồi" lên Twitter và Facebook tạo thành một sự gắn kết lan rộng trên toàn quốc.
Để ngăn chận làn sóng chống đối của người dân và liên kết tạo thành thế đối trọng với chính quyền, nhà độc tài Ben Ali đã một mặt ra lệnh thiết quân luật, đưa quân đội vào trấn giữ một số địa điểm trọng yếu để bảo vệ chế độ, đồng thời cho phép quân đội và công an bắn vào dân để ngăn cấm các cuộc tụ tập. Hơn 60 thường dân vô tội đã bị giết chết trong các cuộc biểu tình. Mặt khác Tổng thống độc tài Ben Ali đã xuất hiện nhiều lần trên đài truyền hình, hứa là sẽ tạo ra 50 ngàn công ăn việc làm và tuyển dụng 300 ngàn sinh viên vào làm việc tại các cơ quan chính quyền, bãi bỏ kiểm duyệt Internet, tôn trọng tự do báo chí... Thay vì chờ đợi Ben Ali thực hiện những điều hứa, dân chúng đã thay đổi nội dung khẩu hiệu, lần này họ đòi Ben Ali và toàn bộ chính quyền Tunisia phải từ chức, thả tù chính trị và tổ chức tổng tuyển cử tự do. Cuối cùng cuộc Cách Mạng Hoa Lài đã buộc tổng thống độc tài phải đưa gia đình và tài sản biển thủ được, trốn chạy khỏi đất nước vào ngày 15/1/2011.
Ở Việt Nam dưới sự cai trị độc tài, độc đảng của CSVN thì những số phận như người thanh niên ở Tunisia cũng nhiều vô kể. Sinh viên ra trường với hai, ba bằng đại học, nhưng rất khó tìm được việc làm phù hợp với những gì mình đã học. Cuối cùng những thanh niên này phải làm những công việc trái nghề mà những người chẳng cần có bằng đại học, bằng ngoại ngữ, hay trình độ tin học vẫn có thể làm. Công việc bán hàng rong chỉ dành cho những người nghèo nhập cư ít vốn, nhưng cũng có không ít sinh viên gia nhập nghề này. Phương tiện mưu sinh của họ có thể là chiếc xe đẩy, xe đạp hay xe gắn máy và họ chất trên đó hàng hóa là rau củ quả, tôm, cá hoặc trái cây rồi rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, hoặc các trục đường lớn để tìm người mua. Nhưng mọi việc không đơn giản như thế, vì hàng ngày họ còn phải đối phó với những lực lượng công quyền chuyên đi truy quét, dọn dẹp đường phố theo cách mà chính quyền cho là văn minh. Cách hành động "văn minh" dọn dẹp lòng lề đường của các phường nội đô là khi phát hiện một người bán hàng rong, thì bao vây chặn bắt họ hạch sách vòi tiền, không được thì xông vào xô đổ hàng hóa, khiêng phương tiện mua bán của người dân lên xe Jeep chờ sẵn. Còn nạn nhân nếu có quỳ xuống van nài xin tha, hoặc vì tiếc của mà níu giữ hàng hóa, thì đám người "văn minh" gồm công an, phường đội, dân phòng, trật tự sẽ xông vào còng tay đánh đập nạn nhân có khi đến bất tỉnh, rồi sau đó lôi nạn nhân về phường, lập biên bản phạt tiền và tịch thu phương tiện hàng hóa để chia nhau. Còn với những hộ dân buôn bán có nhà ở mặt tiền đường, thì cũng chẳng sung sướng gì với đám người "văn minh đường phố" này. Ở Việt Nam phương tiện đi lại phổ biến là xe gắn máy, vì thế khi mua bán họ phải dắt xe máy lên lề. Nhưng lề đường là do địa phương quản lý, có những luật lệ riêng để thu thuế cho địa phương, nên có quyền phạt tiền cảchủ lẫn khách. Chủ các hiệu buôn nếu muốn yên thân làm ăn thì phải đóng hụi chết hàng tháng cho phường, mà các chi phí có khi gần bằng với tiền thuế mà họ phải đóng cho nhà nước. Càng bán đắt hàng thì họ càng bị chính quyền làm luật nhiều để vòi tiền.
Tối ngày 21/7 vừa quatại khu phố Tây đường Bùi Viện, đã bất ngờ nổ ra cuộc biểu tình của người dân buôn bán tại đây,phản đối một văn bản của phường Phạm Ngũ Lão, Q.1 Sài Gòn, về việc lập lại trật tự lòng lề đường khu phố Tây từ ngày 15/3/2014, dẫn đến thời gian gần đây lượng khách đến phố Tây giảm hơn 30% so với trước. Rồi gần đây trước thông tin một dự luật do Bộ y tế đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ có khả năng được thông qua. Không ngồi yên như mọi khi bị hốt tài sản, lần này các hộ kinh doanh tràn xuống đường, giơ cao các biểu ngữ viết vội: "Chúng tôi muốn sống!", "Hãy cho tôi sự sống!", "We want life"...Có mấy chị em còn nằm lăn ra trước mũi xe của công an, đội Trật tự đô thị..v.v...
Vụ biểu tình đòi quyền dân sinh trên đây biểu thị một hành động phản kháng mạnh mẽ, vì cuộc sống người dân đang tràn ngập khó khăn do thể chế CSVN mang lại. Hình ảnh nổi dậy của người dân Tunisia hơn ba năm trước sẽ tái lập tại Việt Nam, khi người dân quyết định từ đòi quyền dân sinh chuyển sang đòi dân chủ, nhân quyền cho chính mình. Xin đừng chần chừ nhưng hãy mau chóng hành động!
Lý Trần Công.

No comments:

Post a Comment